1. Quá trình trao đổi chất ổn định hơn
Các nhà nghiên cứu cho rằng quá trình trao đổi chất của chúng ta sẽ ổn định theo tuổi tác. Giai đoạn quan trọng nhất là vào khoảng 50-60 tuổi. Sau tuổi 80, quá trình này trở nên chậm hơn nhưng cuối cùng cũng kết thúc quá trình ổn định hóa.
Điều đó có nghĩa là cân nặng của chúng ta sẽ không thay đổi nhiều trong khoảng thời gian này. Chúng ta sẽ đốt cháy ít calo hơn, đồng thời sẽ ăn ít hơn những người trẻ tuổi.
2. Cảm lạnh ít hơn
Nhiều người thắc mắc tại sao khi còn nhỏ lại dễ bị cảm lạnh? Và sau tuổi trung niên, tần suất bị cảm sẽ giảm đi đáng kể?
Đối với câu hỏi này, các nhà khoa học cho rằng yếu tố chính làm giảm tần suất hắt hơi và ho theo tuổi tác là ở độ tuổi trung niên, cơ thể đã tiếp xúc với nhiều loại vi-rút. Từ đó cơ thể đã hình thành phản ứng miễn dịch khá rộng rãi. Do đó cảm lạnh sẽ giảm bớt. .
3. Não sẽ trở nên nhỏ hơn
Não sẽ không phát triển khi chúng ta bước sang tuổi 30, mà ngược lại. Khi bạn già đi, một số bộ phận của não sẽ co lại. Có khoảng 50.000 tế bào thần kinh sẽ chết đi mỗi ngày khi bạn ngoài 30 tuổi. Nhưng bạn cũng không cần lo lắng quá vì não biết cách điều chỉnh để thích nghi với sự thay đổi này.
Bên cạnh đó, người ta cũng nhận thấy khối lượng của não giảm dần theo tuổi tác với tỷ lệ khoảng 5% sau mỗi thập kỷ kể từ tuổi 30. Sự thay đổi này ảnh hưởng đến trí nhớ. Đặc biệt là trí nhớ theo từng giai đoạn của chúng ta.
4. Móng tay mọc chậm
Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng khi còn trẻ, móng tay của chúng ta phát triển nhanh. Theo thời gian, móng tay có thể thay đổi, bao gồm tốc độ phát triển, kết cấu, độ dày, hình dạng và màu sắc.
Từ nghiên cứu của William Bean, một chuyên gia nổi tiếng người Mỹ, ông phát hiện ra rằng khi con người còn trẻ, móng tay phát triển với tốc độ 0,123mm mỗi ngày. Nhưng sau 67 tuổi, tốc độ mọc của móng tay giảm xuống còn 0,095mm mỗi ngày. Lý do cho điều này là lưu thông máu chậm hơn.
5. Tính cách ổn định hơn
Nếu sự bốc đồng và bất ổn là những dấu hiệu tính cách của bạn trong thời niên thiếu, và tuổi 20 là giai đoạn bạn cố gắng chứng minh bản thân, thì sau 30 tuổi, bạn sẽ trầm tĩnh hơn. Các nhà nghiên cứu nói rằng tính cách của chúng ta ổn định nhất vào khoảng độ tuổi 30 đến 50.
6. Răng ít nhạy cảm
Răng của bạn cũng trở nên ít nhạy cảm hơn. Nguyên nhân là do ngà răng (mô cứng bên trong răng) giữa lớp men bên ngoài của răng và dây thần kinh trung ương trở nên cứng hơn theo tuổi tác. Độ cứng của lớp ngà răng khiến răng trở nên thiếu nhạy cảm hơn, có thể dẫn đến tụt nướu và lộ chân răng, làm tăng tốc độ hư hỏng răng.
7. Khối lượng cơ ít hơn
Một trong những tác động đáng kể nhất của tuổi tác là mất khối lượng cơ. Theo các nhà khoa học, sau tuổi 30, khối lượng cơ bắp giảm khoảng 3-8% mỗi thập kỷ. Sự suy giảm khối lượng cơ bắp sẽ tăng nguy cơ té ngã và chấn thương, cơ thể phục hồi chậm nên sau 30 tuổi càng phải biết cách bảo vệ cơ thể nhiều hơn.
8. Vị giác sẽ trở nên yếu hơn
Vị giác cũng thay đổi theo độ tuổi. Ví dụ, một số món ăn mà bạn thích ăn trước đây sẽ không còn ngon sau tuổi 30 và chức năng của cảm giác vị giác sẽ bị suy giảm. Tình trạng này là hoàn toàn bình thường, bạn đừng quá lo lắng. Vì khi lớn, hầu hết mọi người đều mất vị giác ít hay nhiều. Đặc biệt là sau 60 tuổi. Đó là lý do tại sao người già thường ăn nhiều thực phẩm mặn và ngọt hơn. Khứu giác của bạn cũng có thay đổi tương tự.
9. Mồ hôi giảm
Có thể bạn chưa biết phụ nữ tiết mồ hôi ít hay nhiều cũng phụ thuộc vào độ tuổi. Một số thay đổi trong cơ thể phụ nữ có liên quan đến thời kỳ mãn kinh, như bốc hỏa hay đau mỏi cơ. Nhưng hóa ra có một số thay đổi khác cũng phụ thuộc vào tuổi tác, ví dụ như tuyến mồ hôi sẽ co lại khi tuổi càng cao.
Chính vì vậy, cơ thể phụ nữ sẽ ít nhạy cảm hơn và ít đổ mồ hôi hơn. Đồng thời cũng dẫn đến mùi cơ thể sẽ suy giảm. Điều này chắc chắn là rất hạnh phúc cho các chị em.
(Nguồn: 163)