Giai đoạn quan trọng đầu tiên: Năm lớp 4 và 5

I. Giai đoạn bộc phát cảm xúc của trẻ, cần thấu hiểu và tôn trọng để ngăn trẻ hình thành tính cách nổi loạn

Trẻ em thường bắt đầu có nhận thức về bản thân vào khoảng 10 tuổi. Lúc này, trẻ rất cần sự tôn trọng và thấu hiểu của cha mẹ, yêu cầu được đối xử với chúng như những người lớn. Tuy nhiên, nhiều bậc cha mẹ chưa hiểu tâm lý này khiến trẻ thường cố tình chống đối.

Đứng trước tình trạng này, cha mẹ nên hướng dẫn con như thế nào?

1. Xác định nguyên nhân thay đổi cảm xúc của trẻ

2. Cho phép trẻ bộc lộ cảm xúc một cách vừa phải

3. Trau dồi khả năng kiểm soát cảm xúc của trẻ

90% cha mẹ mắc sai lầm trong 2 giai đoạn quan trọng của cuộc đời con: Nếu biết và dạy dỗ kỹ, con sẽ tỏa sáng hơn bạn bè - Ảnh 1.

Các giai đoạn quan trọng là khi trẻ học lớp 4, lớp 5 tiểu học và năm thứ 2 ở trường trung học cơ sở. (Ảnh minh họa)

II. Thời kỳ trẻ em có tỷ lệ mắc chứng mệt mỏi cao

Lớp 4, lớp 5 là giai đoạn cao điểm khiến trẻ chán ghét việc học. Lý do trước hết liên quan đến việc trẻ hình thành khả năng tự nhận thức và phát triển khả năng tư duy. Thứ hai, phụ huynh chưa hiểu về độ khó của kiến thức ở tiểu học. 

Cha mẹ cần làm gì?

1. Cho trẻ biết việc học là việc của chính mình. Tại sao con phải học, khác biệt giữa người học và không học như thế nào?

2. Cha mẹ không nên quá chú trọng đến thành tích thứ hạng của con cái, miễn trẻ nắm được nội dung kiến thức và có niềm yêu thích học tập. 

3. Giai đoạn quan trọng để nắm bắt kiến thức của trẻ

Ở lớp 2, 3 các con chỉ học những kiến thức đơn giản, trình bày ngắn gọi thì nay lên lớp 4 đòi hỏi một sự hoàn chỉnh hơn và có tính vận dụng các kiến thức đã học từ lớp dưới. Không chỉ có sự thay đổi lớn về lượng kiến thức mà các bài học của lớp 4 còn liên quan trực tiếp đến các bài học của lớp 5 cũng như các bài học của các lớp sau này. Vì vậy lớp 4 chính là tiền đề để các con lên lớp 5 và chuẩn bị cho kì tuyển sinh vào 6.

Vào thời điểm quan trọng này, cha mẹ nên làm thế nào để tăng cường sự tự tin trong học tập và kích thích hứng thú học tập của trẻ?

1. Thường xuyên cho trẻ những "gợi ý, động viên tích cực"

2. Biến việc học thành niềm vui

3. Lên sẵn cho các con kế hoạch học tập cùng con giúp con chủ động trong học tập. Cha mẹ cần biết chính xác nhu cầu học tập của con, con yếu mảng nào và có phương pháp phù hợp hơn

4. Tạo môi trường để trẻ hình thành thói quen tốt, dạy cho trẻ tính tự lập

Giai đoạn quan trọng tiếp theo: Năm thứ hai trung học cơ sở

Năm thứ hai của trường trung học cơ sở là giai đoạn có nguy cơ cao khiến điểm số của trẻ bị giảm sút. Nhiều em là "học sinh giỏi" ở bậc tiểu học, thậm chí là năm nhất THCS, sao đến năm thứ hai THCS lại trượt dài?

90% cha mẹ mắc sai lầm trong hai giai đoạn quan trọng của cuộc đời con trẻ - Ảnh 3.

Có những giai đoạn quan trọng có thể ảnh hưởng đến cả tương lai của trẻ nhưng nhiều bậc phụ huynh bỏ qua. (Ảnh minh họa)

So với những năm trước, nội dung dạy học của năm thứ hai THCS có sự thay đổi đáng kể, đó là cách tư duy đã chuyển từ "tư duy hình ảnh" sang "tư duy trừu tượng (tư duy logic)". Nếu các em vẫn học và tư duy theo lối tư duy của cấp học cũ, đến trung học cơ sở, tất nhiên sẽ rất khó khăn.

Hãy chú ý đến những điều sau đây:

1. Cải thiện phong cách học tập, rèn thói quen học tập tốt. Điều này sẽ có lợi cho việc học tập suốt đời của mỗi người và cũng là một yếu tố quan trọng tạo nên chất lượng học tập. Thói quen học tập cụ thể đó là: thói quen nghe giảng trong lớp, thói quen tự học; tự làm bài tập; thói quen xem trước bài; kiểm tra bài vở; thói quen ghi nhớ, suy ngẫm. Việc hình thành những thói quen tốt này phụ thuộc vào ý chí, tính cách của mỗi người.

2. Vùng kiến thức nên càng rộng càng tốt. Sách tham khảo, các chương trình học trực tuyến…chính là những phương pháp bổ trợ giúp con.

3. Nên đặt ra mục tiêu không chỉ giúp cho bản thân ở hiện tại mà còn phải hỗ trợ cho tương lai. Đừng chỉ nhấn mạnh điểm số của học sinh, mà hãy quan tâm điểm số của con đạt được như thế nào. Chỉ học thuộc lòng, hay thật sự hiểu bài? Suy nghĩ độc lập hay chỉ là bắt chước? 

Rèn luyện cho trẻ thói quen học tập tỉ mỉ, vững chắc, nghiêm túc và hiệu quả. Hướng dẫn, đôn đốc nghiêm khắc các em xây dựng nền nếp học tập tốt một cách toàn diện. Đối với những học sinh thông minh nhưng dễ tự cao, ham chơi, cha mẹ không nên khen ngợi quá mức, phải làm cho các em thấy nhiệm vụ của mình là phải chăm chỉ học tập.

Lưu ý đến tâm lý

Học sinh THCS nhìn chung mới bước vào tuổi vị thành niên, tâm lý có nhiều biến động, dẫn đến việc học tập không tập trung. Một số học sinh coi các hiện tượng phát triển sinh lý bình thường như kinh nguyệt, tinh trùng, đau bụng kinh là bệnh, gây gánh nặng tâm lý. Nhiều em bắt đầu quan tâm đặc biệt đến bạn khác giới, để ý đến cách ăn mặc...

Cha mẹ cần tăng cường giáo dục và hướng dẫn để con cái có thể vượt qua những thay đổi tâm sinh lý một cách đúng đắn nhất.

Tính cách và các mối quan hệ

Các vấn đề về mối quan hệ có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến quá trình học tập và kết quả học tập của trẻ. Một số mắc bệnh tâm lý do cô đơn giữa bạn bè, một số kết bạn xấu và không ít em sa đà vào nghiệm game, xem các clip xấu trên internet.

Cha mẹ nên dạy bé học cách đồng cảm để giảm bớt tình trạng mất cân bằng tâm lý. Đối xử với người khác bằng tình yêu và lòng khoan dung, tử tế, quan tâm hòa thuận với nhau.

Có câu “Chọn bạn mà chơi”, thực chất bạn bè luôn luôn tác động trực tiếp vào chúng ta rất nhiều về cả lối suy nghĩ và hành động. Trong những năm đầu khi các trẻ có xu hướng tìm kiếm bạn bè, cha mẹ nên giúp con kết bạn bằng cách thường xuyên tạo cơ hội, cho phép trẻ dành thời gian chơi và tìm hiểu người bạn mà trẻ chọn. Tuy nhiên, cha mẹ cần phải biết người mà trẻ dành nhiều thời gian và nên chủ động theo dõi mối quan hệ đó.

Nguồn: Sohu