Năng khiếu của trẻ được hình thành từ ngay khi vừa sinh ra đời và có xu hướng giảm dần khi lớn lên. Một nghiên cứu khoa học đã chứng minh rằng 90% năng khiếu của trẻ được phát triển trong vòng 12 năm đầu đời.
Vì vậy, bố mẹ nên là người phát hiện sớm và bồi dưỡng năng khiếu cho trẻ, theo dõi và tạo điều kiện cho con được phát huy tối đa trong lĩnh vực đó. Nhưng làm thế nào để có thể phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu của trẻ ra sao lại là việc khó khăn với nhiều bố mẹ.
Gợi ý giúp bố mẹ phát hiện năng khiếu của trẻ sớm
Quan sát trẻ trong thời gian chơi
Khi chơi, con bạn thường ngồi im vẽ tranh hay thích đá bóng trong công viên hoặc có thể trẻ say sưa nghe nhạc…
Các hoạt động yêu thích của trẻ là một dấu hiệu tốt chỉ ra sở thích của bé và nếu tiếp tục quan sát trẻ trong thời gian chơi, bố mẹ sẽ có thể biết được từ sớm thế mạnh của trẻ và biết con có năng khiếu ở lĩnh vực đó hay không.
Bé rất thích rủ người khác làm bệnh nhân thì có thể ước mơ của trẻ là lớn lên sẽ làm bác sĩ (Ảnh minh họa).
Giới thiệu các hoạt động khác nhau với trẻ
Hãy để trẻ được tham gia và thử nhiều hoạt động khác nhau để con có thể biết được mình thích gì và làm tốt nhất ở lĩnh vực nào.
Đưa trẻ đến nhiều địa điểm khác nhau để giới thiệu những sở thích mới và vui vẻ tham gia hoạt động đó cùng trẻ. Đăng ký cho con tham dự các hội thảo thử nghiệm để biết trẻ có hứng thú với hoạt động đó hay không.
Cho trẻ thử nghiệm với những sở thích khác nhau như đàn, vẽ, múa... (Ảnh minh họa)
Đơn giản nhất mà cũng hiệu quả cực kì là lắng nghe trẻ
Cách dễ nhất để tìm ra năng khiếu của trẻ là hỏi trẻ xem trẻ thích gì, ước mơ là gì và muốn làm gì khi lớn lên.
Thậm chí trẻ muốn trở thành siêu nhân, hãy hỏi trẻ về chính siêu anh hùng này. Nếu bé siêu nhân giúp mọi người thoát khỏi rắc rối, có lẽ trẻ thích làm cảnh sát hoặc nhân viên cứu hỏa. Còn nếu trẻ muốn siêu nhân bay thì rất có thể con sẽ mong ước trở thành phi công.
Phát triển năng khiếu của trẻ như thế nào?
Một khi bạn đã khám phá ra năng khiếu của trẻ, đây là một số điều quan trọng bố mẹ có thể làm để giúp con phát triển kĩ năng đó một cách tốt nhất:
Luôn luôn ủng hộ trẻ
Cho dù bạn có nghĩ đó là những điều viển vông thì cũng đừng đè bẹp giấc mơ của trẻ bằng cách nói với bé rằng đó là điều không thể hoặc không thực tế. Mà thay vào đó hãy cho con biết sự ủng hộ của bạn và giúp trẻ đặt ra một số mục tiêu cụ thể để đạt được điều đó.
Ví dụ con muốn trở thành người đầu tiên sống trên mặt trăng, bố mẹ nên khuyến khích trẻ tìm hiểu thêm về thiên văn học và nói con có thể sẽ trở thành phi hành gia đầu tiên của Việt Nam bay vào không gian.
Cùng bé tìm hiểu về sự quan tâm của trẻ như ô tô, vũ trụ, máy ảnh... (Ảnh minh họa).
Cho dù sau này con có thể sở hữu một mảnh đất trong thiên hà vào năm 2040, hay trở thành một nhà thiên văn học, hoặc thậm chí trẻ đi theo con đường sự nghiệp hoàn toàn khác, ít nhất con sẽ lớn lên hạnh phúc khi biết rằng bố mẹ đã đồng hành và hỗ trợ trẻ từng bước trong cuộc đời.
Tạo điều kiện cho trẻ phát triển tối đa kĩ năng đó
Giúp trẻ nuôi dưỡng và phát triển năng khiếu của mình bằng cách cho phép trẻ thực hành kỹ năng hoặc gửi bé cho một cơ sở đào tạo năng khiếu.
Ví dụ, nếu trẻ thích âm nhạc, hãy đăng ký cho trẻ một vài khóa học tại trung tâm nghệ thuật để con tìm ra nhạc cụ yêu thích. Trẻ thích chơi quần vợt, thuê một huấn luyện viên để dạy trẻ những kỹ thuật chơi của bộ môn thể thao này.
Cho trẻ theo học một câu lạc bộ nhạc cụ với sự hướng dẫn của giáo viên chuyên nghiệp (Ảnh minh họa).
Một khi trẻ đã trưởng thành và xác định chắc chắn sẽ đi theo hướng sở thích đó, bố mẹ sẽ tiếp tục ủng hộ bằng cách cho phép trẻ vào học trong trường chuyên nghiệp ở lĩnh vực đó. Đây là môi trường mà trẻ sẽ được đào tạo bài bản và được cấp chứng chỉ đàng hoàng.
Quan trọng nhất là trẻ phải thật vui vẻ và không bị ép buộc (Ảnh minh họa).
Phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu cho trẻ nhưng bố mẹ cũng đừng quá kì vọng. Có nhiều trẻ thích nhưng lại thật sự không đủ khả năng để có thể làm tốt hoặc theo đuổi đam mê. Và cũng không thiếu những trẻ chỉ là sở thích nhất thời. Nhưng bố mẹ nên nhớ tuyệt đối không biến trẻ thành nơi thực hiện mong ước của mình, vì có thể bé không thích hoặc say mê với bộ môn đó, vô tình sẽ tạo ra những áp lực cho con.
Nguồn: Parent