Rửa sạch thớt gỗ bằng nước rửa bát rồi treo lên cho khô - Thói quen vệ sinh thường gặp trong nhà bếp

Ngày nay, dù có rất nhiều loại thớt được bày bán ngoài thị trường thì thớt gỗ vẫn luôn được các mẹ nội trợ ưu ái. Với ưu điểm chắc chắn, băm chặt thịt, rau củ quả... rất "đầm tay", siêu hiệu quả, nhiều người khẳng định, dùng thớt gỗ vẫn luôn là chân ái.

Ai cũng rửa sạch thớt gỗ theo cách này, chuyên gia khẳng định chưa đảm bảo diệt khuẩn, muốn nâng cao tuổi thọ của thớt phải làm thêm một bước sau! - Ảnh 1.

Với ưu điểm chắc chắn, băm chặt thịt, rau củ quả... rất "đầm tay", siêu hiệu quả, nhiều người khẳng định, dùng thớt gỗ vẫn luôn là chân ái.

Sau mỗi lần sử dụng thớt gỗ xong, bạn thường vệ sinh bằng cách nào? Chắc hẳn là dùng nước rửa chén bát và một chiếc giẻ lau hoặc cọ xoong nồi, hì hụi cọ rửa cho đến khi mặt thớt sạch bóng, trơn láng. Thế rồi chúng ta yên tâm để vào giá bát hoặc treo lên trên tường bếp. Thớt gỗ lúc này sạch sẽ vi khuẩn, nước róc xuống và dần dần sẽ được làm khô. Chúng ta làm như vậy và tiếp tục sử dụng thớt gỗ cho những lần sau. Tình trạng này diễn ra nhiều năm nếu thớt gỗ nhà bạn không có dấu hiệu hư hỏng, vẫn còn chắc chắn, gỗ vẫn còn được đánh giá có thể chặt chém ngon lành...

Thế nhưng, thói quen vệ sinh thớt gỗ như vậy lại được chuyên gia công nghệ thực phẩm đánh giá chưa đảm bảo sức khỏe. Và dĩ nhiên, bệnh từ bếp có thể đến ngay từ chiếc thớt gỗ này. Bạn băn khoăn vì sao nên nỗi bởi mình đã rửa bằng chất diệt khuẩn và tráng đi tráng lại bao nhiêu lần bằng nước sạch dưới vòi nước? Thì ngay sau đây, câu trả lời của chuyên gia sẽ là lời giải đáp cho nỗi băn khoăn này.

Ai cũng rửa sạch thớt gỗ theo cách này, chuyên gia khẳng định chưa đảm bảo diệt khuẩn, muốn nâng cao tuổi thọ của thớt phải làm thêm một bước sau! - Ảnh 3.

Sau mỗi lần sử dụng thớt gỗ xong, bạn thường vệ sinh bằng cách nào?

Thớt gỗ chất lượng có thể dùng nhiều năm nhưng cần đảm bảo một bước làm sạch sau khi sử dụng

Theo PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh (nguyên giảng viên Viện Công nghệ Sinh học và Thực phẩm, Đại học Bách khoa Hà Nội), thớt gỗ được nhiều người ưa chuộng vì là một trong những loại thớt có độ bền cao, được làm từ gỗ, có thể thái, băm chặt thực phẩm... dễ dàng, hiệu quả mà không sợ bị mẻ dao.

Thớt gỗ thường có hai loại: thớt sớ ngang và thớt sớ dọc. Trong đó, nếu nhà bạn có một chiếc thớt sớ dọc (thớt được xẻ dọc từ thân cây) thì đây là loại thớt được chuyên gia đánh giá tốt nhất. Khi băm chặt, xơ gỗ sẽ không rơi vào thực phẩm mà nước, thực phẩm thừa trong quá trình băm chặt sẽ nằm trên mặt thớt, việc vệ sinh vô cùng dễ dàng và hiệu quả.

Ai cũng rửa sạch thớt gỗ theo cách này, chuyên gia khẳng định chưa đảm bảo diệt khuẩn, muốn nâng cao tuổi thọ của thớt phải làm thêm một bước sau! - Ảnh 4.

Thớt gỗ được nhiều người ưa chuộng vì là một trong những loại thớt có độ bền cao, được làm từ gỗ, có thể thái, băm chặt thực phẩm... dễ dàng, hiệu quả mà không sợ bị mẻ dao.

"Tuy nhiên, dù là thớt sớ ngang hay thớt sớ dọc, bạn chỉ rửa thớt gỗ theo cách thông thường (dùng nước rửa chén bát và giẻ rửa bát hoặc cọ xoong nồi để làm sạch hoàn toàn bề mặt sau khi sử dụng) thì không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, bệnh từ bếp dễ phát sinh từ việc rửa thớt gỗ của bạn chứ chưa cần bàn đến thớt gỗ chất lượng hay không, thớt gỗ dùng lâu năm hay không...", PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh khẳng định.

Theo ông Thịnh, đặc tính của thớt gỗ là làm bằng gỗ nên có tính hút ẩm, vi khuẩn có cơ hội sinh sôi nảy nở trên mặt thớt. Nếu chỉ rửa sạch rồi treo lên trong nhà bếp cho khô thì thớt lúc này vẫn không đảm bảo được làm khô hoàn toàn sau mỗi lần sử dụng. Chưa kể việc treo trong nhà bếp gần chỗ bồn rửa hay khu vực ẩm ướt, thớt gỗ càng khó có thể khô cong được. Do đó, cách làm này có thể khiến thớt gỗ trở thành nơi trú ngụ của vi khuẩn sinh bệnh cũng như dễ bị nấm mốc tấn công.

Ai cũng rửa sạch thớt gỗ theo cách này, chuyên gia khẳng định chưa đảm bảo diệt khuẩn, muốn nâng cao tuổi thọ của thớt phải làm thêm một bước sau! - Ảnh 5.

Đặc tính của thớt gỗ là làm bằng gỗ nên có tính hút ẩm, vi khuẩn có cơ hội sinh sôi nảy nở trên mặt thớt.

"Tốt nhất, sau khi rửa sạch thớt gỗ bằng nước rửa và dụng cụ vệ sinh, mọi người nên đem thớt đi phơi khô. Thớt chỉ nên treo trong bếp khi đã được phơi khô cong. Ngoài ra cần chú ý không treo thớt gỗ đã phơi khô ở khu vực gần bồn rửa hoặc chỗ ẩm ướt trong nhà bếp. Nên treo lên tường, cách xa những khu vực này", chuyên gia chỉ rõ.

Trong điều kiện thời tiết không cho phép như những ngày trời mưa, trời thiếu nắng..., ông Thịnh khuyên, sau khi rửa sạch thớt gỗ và để ráo nước, người dân có thể hong khô thớt hoàn toàn trên bếp gas. Đây cũng là cách an toàn, sạch sẽ được nhiều mẹ nội trợ áp dụng.

PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh cũng nhấn mạnh, người dân không cần quá quan trọng hóa vấn đề thớt gỗ dùng nhiều năm phải vứt bỏ vì có những loại thớt làm từ gỗ tốt, gỗ lâu năm vẫn có thể dùng nhiều năm. Miễn là mặt thớt không có dấu hiệu xuống cấp như xơ gỗ xuất hiện nhiều... Điều quan trọng nhất là vệ sinh thớt gỗ đúng cách, tránh vi khuẩn sinh sôi sau mỗi lần băm chặt thực phẩm.