Tại sao mùa Đông nên ăn nhiều bưởi?

Mùa Đông thời tiết lạnh giá, hanh khô, thành mạch thường có xu hướng co lại khiến các bệnh hô hấp có cơ hội tấn công cơ thể. Ngoài việc ăn uống đủ dinh dưỡng, bạn có thể chăm chỉ bổ sung các loại hoa quả giàu vitamin và chất chống oxy hóa để ngăn ngừa nhiều bệnh nguy hiểm.

Bưởi là loại trái cây chứa cực nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể trong mùa Đông. Trong đó, bưởi đào, bưởi đỏ có lượng beta-carotene và lycopene dồi dào. Chúng có tác dụng chuyển hóa vitamin A bảo vệ các tế bào. Bên cạnh đó, bưởi giàu vitamin, các khoáng chất hữu ích giúp tăng sức đề kháng và cấp ẩm cho da.

Ăn bưởi xong đừng vội vứt vỏ đi, mang làm món này ăn không chỉ nhuận phổi, giảm ho mà còn thơm miệng - Ảnh 1.

Ăn bưởi vào mùa Đông có nhiều tác dụng tốt dành cho sức khỏe.

Theo nghiên cứu, mỗi 100g bưởi có 0.7g protein, 0.6g chất béo và 57 calo. Mùa Đông thường xuyên ăn bưởi có thể giúp bảo vệ đường hô hấp, đặc biệt là bưởi đào bởi hàm lượng chất dinh dưỡng hơn nhiều so với bưởi thông thường. Trong Đông y, bưởi tính hàn, có vị ngọt và chua, có tác dụng tiêu đờm, dưỡng dạ dày, nhuận phổi, bổ huyết, làm sạch đường tiêu hóa, lợi tiểu. Ngoài ra, ăn bưởi cũng có thể giúp vết thương mau lành và có tác dụng hỗ trợ hiệu quả trong điều trị các bệnh nhiễm khuẩn đường huyết.

Một quả bưởi mua về chúng ta có thể tận dụng được tất cả các bộ phận. Chẳng hạn như phần cùi có thể ăn trực tiếp, làm mứt, ép nước. Phần cùi trắng mang làm chè bưởi. Nhiều người nghĩ phần vỏ bưởi bỏ đi hoặc phơi khô hãm trà nhưng phần này còn tận dụng được nhiều thứ.

Phần tép bưởi có thể ăn trực tiếp hoặc chế biến nhiều món ngon như topping phủ bánh, ép nước, làm mứt, salad,...

Cũng giống như vỏ chanh, vỏ bưởi có thể khử mùi rất tốt. Nếu bạn làm các món cá tôm xong tay sẽ có mùi tanh khó chịu có thể lấy vỏ bưởi chà nhẹ vào lòng bàn tay sẽ khử mùi tốt.

Vỏ bưởi cũng chứa một lượng dinh dưỡng nhất định, chẳng hạn như vitamin C, chất xơ, khoáng chất. Nó cũng có nhiều chức năng khác nhau như làm ẩm phổi và giảm ho, thanh nhiệt và giải độc, thúc đẩy nhu động đường tiêu hóa. Ngoài ra vỏ bưởi còn rất giàu flavonoid, có tác dụng chống oxy hóa mạnh và giúp ngăn ngừa bệnh tim mạch, ung thư.

Bởi vậy, mua bưởi về ăn, bạn đừng vội vứt vỏ bưởi đi, mang làm mứt vỏ bưởi sên đường (kẹo vỏ bưởi) ăn vừa ngon lại bổ phổi, thơm miệng. Chúng có thể giúp làm ấm dạ dày, giảm đờm hiệu quả.

Nguyên liệu cần thiết làm mứt vỏ bưởi thơm miệng

- Một quả bưởi, hai thìa muối, 300g đường phèn, 300g nước.

Cách thực hiện mứt vỏ bưởi thơm miệng

Bước 1: Đầu tiên, dùng muối rửa sạch bưởi. Pha chút nước vào muối, chà xát chúng lên vỏ bưởi để loại bỏ bụi bẩn và tạp chất. Sau đó lau khô, gọt bưởi như bình thường. Phần tép dùng ăn trực tiếp hoặc ép nước, phần cùi trắng sát với vỏ bên ngoài có thể mang nấu chè bưởi. Còn phần vỏ bên ngoài sẽ dùng làm mứt. Loại bỏ tối đa phần cùi trắng dính vào vỏ bưởi để giảm độ đắng. Cắt vỏ bưởi thành từng dải dài hoặc các miếng nhỏ tùy thích.

Ăn bưởi xong đừng vội vứt vỏ đi, mang làm món này ăn không chỉ nhuận phổi, giảm ho mà còn thơm miệng - Ảnh 3.

Phần vỏ bưởi dùng làm mứt, bạn có thể dùng bưởi da xanh, bưởi đào hay bưởi đỏ đều được.

Bước 2: Sau khi chà xát vỏ bưởi tiếp với chút muối để loại bỏ vị đắng. Chúng ta sẽ mang vỏ bưởi đi luộc sơ. Đun sôi nước, sau đó cho vỏ bưởi vào. Chỉ cần luộc sơ một vài phút, luộc quá lâu sẽ khiến chúng mất đi vị dai. Sau đó, rửa chúng lại nhiều lần cho đến khi nước trở nên trong.

Ăn bưởi xong đừng vội vứt vỏ đi, mang làm món này ăn không chỉ nhuận phổi, giảm ho mà còn thơm miệng - Ảnh 4.

Vỏ bưởi nên luộc sơ qua để loại bỏ vị đắng.

Bước 3: Trọng lượng của vỏ bưởi nên tương đương với lượng đường và nước. Chẳng hạn, sẽ dùng 300g đường phèn hòa với 300g nước, đun trên lửa nhỏ. Khi chúng cạn dần thì cho vỏ bưởi vào sên liên tục. Theo cách thông thường, sẽ cho đường trắng vào ngâm với vỏ bưởi, khi nào chúng tan hết đường và vỏ bưởi trở nên trong thì mang đi sên. Nhưng làm cách đầu tiên sẽ tiết kiệm thời gian hơn.

Ăn bưởi xong đừng vội vứt vỏ đi, mang làm món này ăn không chỉ nhuận phổi, giảm ho mà còn thơm miệng - Ảnh 3.

Bạn có thể dùng đường trắng hoặc đường phèn để sên với vỏ bưởi tùy theo sở thích.

Bước 4: Vỏ bưởi ngấm đường sẽ dần trở nên trong suốt. Sau đó, nước bay hơi dần, sên nhỏ lửa đảo đều tay. Đến cuối cùng, bạn sẽ thấy một lớp đường bột mỏng bám trên bề mặt vỏ bưởi. Khi lớp này xuất hiện đều trên diện rộng, hãy tắt bếp và dùng phần nhiệt còn lại để lớp đường phủ hoàn toàn lên vỏ bưởi. Không nên dùng lửa lớn sẽ khiến lớp đường bột nhanh cháy, trở nên sẫm màu sẽ khiến mứt bưởi có vị khét không ngon.

Ăn bưởi xong đừng vội vứt vỏ đi, mang làm món này ăn không chỉ nhuận phổi, giảm ho mà còn thơm miệng - Ảnh 6.

Thành phẩm: Mứt vỏ bưởi hay kẹo vỏ bưởi khi hoàn thành có kết cấu trong vừa phải, dẻo dẻo khi nhai, vẫn giữ được độ dai và hơi the the của tinh dầu. Thêm vào đó, vị ngọt vừa phải và mùi thơm của vỏ bưởi rất dễ chịu. Vào mùa đông, ăn chúng có thể giúp thanh nhiệt bên trong, tiêu đờm, giảm ho. Làm nhiều hơn có thể đựng vào lọ thủy tinh ăn dần, rất tiện.

Ăn bưởi xong đừng vội vứt vỏ đi, mang làm món này ăn không chỉ nhuận phổi, giảm ho mà còn thơm miệng - Ảnh 7.

Mứt vỏ bưởi khi hoàn thành có lớp đường bột màu trắng bám nhẹ rất đẹp mắt.

Chúc bạn thực hiện mứt vỏ bưởi thơm miệng thành công!