Trí não của trẻ phát triển ngay từ khi trẻ còn trong bụng mẹ và tiếp tục phát triển dần dần trong những năm tiếp theo sau khi sinh. Vì vậy, cha mẹ có thể hỗ trợ cho việc phát triển trí não của bé thông qua chế độ ăn uống với một số loại thực phẩm.
Làm thế nào để thúc đẩy quá trình đó ở những giai đoạn khác nhau trong cuộc đời của trẻ? Những gợi ý sử dụng thực phẩm dưới đây sẽ giúp các mẹ tìm được lời giải đáp.
Trong khi mang thai
Khi bạn mang thai, có rất nhiều điều thay đổi cũng như xảy ra trong cơ thể của mình. Trong khi đó, não bộ của thai nhi phát triển vô cùng nhanh chóng qua các giai đoạn khác nhau.
Vì vậy, trong thời kì mang thai, một chế độ ăn uống lành mạnh, cân bằng, đáp ứng đầy đủ nhu cầu dinh dưỡng là vô cùng cần thiết cho các bà mẹ để cho thai nhi có thể phát triển một cách đầy đủ và hệ thần kinh khỏe mạnh.
Não bộ của thai nhi phát triển vô cùng nhanh chóng qua các giai đoạn khác nhau (Ảnh minh họa)
Những thực phẩm các bà mẹ nên sử dụng trong thời kì mang thai để giúp trí não của bé phát triển toàn diện bao gồm:
1. Cá béo (cá dầu): Đây là một nguồn cung cấp DHA phong phú giúp não của bé phát triển.
2. Rau xanh: Các loại rau xanh chứa hàm lượng axit folic cao, rất quan trọng cho sự phát triển trí não của trẻ.
3. Sữa: Sữa giúp cung cấp cho em bé hàm lượng I ốt cần thiết để não bộ có thể phát triển khỏe mạnh và nhiều lợi ích khác.
Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ dưới 5 tuổi
Đối với những bé trong độ tuổi sơ sinh, não bộ của bé phát triển rất nhanh chóng khi mà khoảng 100.000 liên kết thần kinh được tạo nên mỗi ngày. Thực phẩm tốt nhất cho bé ở giai đoạn này chính là sữa mẹ, việc cho bé bú sữa mẹ sẽ giúp cho bé phát triển một cách toàn diện.
Để có sữa cho con bú các bà mẹ có thể ăn các loại thực phẩm giúp tăng cường tiết sữa như yến mạch, tỏi, rau xanh, cà ri,… Uống nhiều nước cũng rất tốt cho bà mẹ đang cho con bú.
Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng giúp cho não bộ của trẻ phát triển toàn diện (Ảnh minh họa)
Một số loại thực phẩm nên tăng cường sử dụng để kích thích não bộ trẻ từ 1 - 5 tuổi phát triển:
1. Cá hồi: Cá chứa nhiều chất béo như cá hồi là nguồn cung cấp axit béo omega-3, DHA và EPA rất quan trọng cho sự phát triển của trẻ. Bạn có thể chế biến cá hồi dưới dạng súp hoặc salad.
2. Hạt ngũ cốc: Não bộ cần được cung cấp glucose liên tục để phát triển và hạt ngũ cốc chính là nguồn cung cấp vô cùng tối ưu. Bạn có thể sử dụng nhiều loại ngũ cốc trong thực đơn hàng ngày cho bé thông qua các món ăn như cháo ngũ cốc hay bánh bột ngũ cốc.
Não bộ cần được cung cấp glucose liên tục để phát triển và hạt ngũ cốc chính là nguồn cung cấp vô cùng tối ưu (Ảnh minh họa).
3. Sữa chua: Protein và carbohydrate là hai chất có tác động rất quan trọng đến não bộ của trẻ. Sữa chua là sản phẩm chứa hàm lượng cao về cả hai chất đó, vì vậy sữa chua là sự lựa chọn tuyệt vời để tăng cường sự phát triển não bộ ở trẻ.
Trẻ từ 5 đến 10 tuổi
Các nghiên cứu cho thấy rằng, việc học hỏi và phát triển của bé chậm đi sau khi bé được 5 tuổi, tuy nhiên nó vẫn còn gấp 10 lần so với người lớn. Sau 5 tuổi, cơ thể của bé vẫn đang tạo ra khoảng 10.000 đến 50.000 liên kết thần kinh trong một ngày.
Khi bé bắt đầu lớn hơn, các bậc cha mẹ có nhiều hơn sự lựa chọn cho bữa ăn của trẻ (Ảnh minh họa).
Để hỗ trợ sự phát triển trí não của trẻ, các bậc cha mẹ có thể cho bé sử dụng các loại thực phẩm sau:
1. Trứng: Trứng là loại thực phẩm chứa rất nhiều chất đạm, trứng có thể được chế biến theo nhiều cách khác nhau như luộc, chiên, thêm vào bánh mì hoặc salads,...
2. Hạt và quả hạch: Hầu hết các bậc phụ huynh đều tránh cho bé nhà mình ăn các loại hạt vì có thể gây dị ứng. Tuy nhiên, các loại hạt cung cấp cho cơ thể rất nhiều chất dưỡng thúc đẩy não phát triển như protein, axit béo, và nhiều loại vitamin. Vì vậy, các bậc cha mẹ có thể cho bé nhà mình sử dụng khi bé đủ lớn.
3. Trái cây: Các loại trái cây như táo và mận chứa rất nhiều chất chống oxy hoá giúp thúc đẩy sự tỉnh táo tinh thần.
Trẻ em trên 10 tuổi
Ở lứa tuổi này, bạn hầu như có thể cho bé ăn tất cả mọi thứ (Ảnh minh họa).
Sự phát triển của bộ não đối với trẻ em tiếp tục trong suốt tuổi thanh thiếu niên đến năm 25 tuổi. Đây là khoảng thời gian mà nhân cách của con bạn được định hình bởi các yếu tố bên ngoài.
Ở lứa tuổi này, bạn hầu như có thể cho bé ăn tất cả mọi thứ có thể giúp cho bé tập trung và tỉnh táo. Một số thực phẩm bao gồm cá, quả hạch, bơ, ngũ cốc nguyên hạt, quả mọng... có thể giúp cho cơ thể bé giảm mệt mỏi và tăng sức mạnh cho sự phát triển của trí não.
Nguồn: Parent