Ăn đậu phụ có kích thích bệnh tiểu đường xuất hiện không?

Nhiều thông tin cho rằng đậu phụ có thể khiến đường huyết tăng vọt, không tốt cho bệnh nhân tiểu đường. Tuy nhiên, người bệnh tiểu đường có thể ăn đậu phụ ở mức độ vừa phải.

Theo ThS. BSNT Nguyễn Xuân Tuấn (Bệnh viện Ung bướu Hưng Việt): Đậu phụ và các thực phẩm giàu các tinh chất đậu nành isoflavone giúp giảm nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường, bệnh tim mạch. Sử dụng các thực phẩm đậu nành làm giảm lượng cholesterol, đường trong máu và cải thiện khả năng dung nạp glucose ở những người mắc bệnh đái tháo đường. Ngoài ra, đậu phụ chứa nhiều protein và các chất dinh dưỡng khác giúp kiểm soát lượng đường trong máu ở những người bị bệnh đái tháo đường tuýp 2.

image6-1660889742-92-width489height400.jpeg

Sử dụng các thực phẩm đậu nành làm giảm lượng cholesterol, giảm lượng đường trong máu và cải thiện khả năng dung nạp glucose ở những người mắc bệnh đái tháo đường.

Các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng những người ăn đậu phụ nhiều hơn 1 lần/tuần có nguy cơ mắc bệnh tim mạch vành thấp hơn 12% so với những người không ăn đậu phụ. Điều này rất hữu ích trong việc ngăn ngừa các biến chứng của bệnh tiểu đường.

Tuy nhiên, bệnh nhân tiểu đường nên chú ý kiểm soát lượng đậu phụ ăn vào, mỗi lần ăn chỉ nên dùng khoảng 100g. Ăn quá nhiều đậu phụ có thể dễ dàng tăng gánh nặng cho thận.

Bác sĩ cảnh báo ngừng ăn 4 món nếu không muốn đường huyết tăng vọt

Theo khuyến cáo của bác sĩ nội tiết Li Aiguo (Bác sĩ trưởng Bệnh viện Hữu nghị Trung - Nhật): Khi mắc bệnh tiểu đường, thực phẩm là thứ cần phải cẩn trọng hàng đầu bởi tiêu thụ những món không phù hợp sẽ khiến đường huyết tăng vọt, gây ra hậu quả nguy hiểm cho cơ thể, đặc biệt là những cơ quan nhạy cảm như mắt, não, tim, thận...

Dưới đây là 4 món nên tránh hoặc dừng tiêu thụ nếu không muốn đường huyết tăng cao quá mức.

1. Nước trái cây

Bệnh nhân tiểu đường nên chọn sinh tố rau để bổ sung chất xơ và chất dinh dưỡng thay vì chọn nước ép hoa quả. Bởi những chai nước ép trái cây đóng sẵn thường được bổ sung chất tạo ngọt để gia tăng hương vị. Việc lạm dụng nước hoa quả có thể gây tích tụ quá nhiều glucose và fructose, không có lợi cho việc ổn định đường huyết trong cơ thể.

syrup-co-dac.jpeg

Bệnh nhân tiểu đường nên chọn sinh tố rau để bổ sung chất xơ và chất dinh dưỡng thay vì chọn nước ép hoa quả.

2. Nội tạng động vật

Nội tạng động vật chứa quá nhiều chất béo cùng lượng cholesterol xấu, nếu tích tụ trong cơ thể mà không kịp thải ra ngoài sẽ chuyển hóa thành đường khiến đường huyết liên tục tăng cao.

3. Thực phẩm giàu tinh bột

Thực phẩm chứa hàm lượng tinh bột cao dễ dẫn đến việc tăng đường huyết và ảnh hưởng đến sức khỏe. Do đó, người tiểu đường nên tránh ăn mì trắng, gạo, bún, phở, bánh mì... Ngoài ra, ngay cả các loại rau củ giàu tinh bột cũng cần phải hạn chế. Đó là khoai tây, khoai mỡ...

Bun-bo-hue-160323-2.jpeg

Thực phẩm chứa hàm lượng tinh bột cao dễ dẫn đến việc tăng đường huyết và ảnh hưởng đến sức khỏe.

4. Thực phẩm nhiều muối

Khi cơ thể tiêu thụ quá nhiều muối sẽ làm tăng huyết áp, hơn nữa còn làm tăng hàm lượng glucose trong huyết tương, nếu tiêu thụ trong thời gian dài sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. 

Bác sĩ Li Aiguo nhắc nhở mọi người nên kiểm soát lượng muối ăn vào hàng ngày. Đặc biệt nên giảm ăn các món dưa muối, rau muối, thịt muối, thịt xông khói, xúc xích... Ngoài ra, những gia vị nhiều muối như xì dầu, dầu hào, bột ngọt, tương,… thì cũng nên giảm bớt trong quá trình nêm nếm hay sử dụng để chấm đồ ăn.