Dị ứng, ngộ độc vì hải sản

BS Nguyễn Tiến Lâm – Trưởng Khoa virus Ký sinh trùng (BV Nhiệt đới TƯ) cho rằng, ăn hải sản tốt cho sức khỏe, nhưng nếu chế biến không đảm bảo an toàn thì có thể gặp nhiều rủi ro. Nếu ăn các loại ốc hoặc ăn cua, tôm, cá sống hoặc chưa nấu chín kỹ dễ bị nhiễm ấu trùng giun tròn (Angiostrongylus cantonensis) gây viêm não, màng não. Triệu chứng hay gặp là nhức đầu dữ dội nhưng chỉ sốt nhẹ hoặc không sốt; có thể bị liệt mặt, mắt nhìn đôi, rối loạn cảm giác; nói lảm nhảm, mất thăng bằng, mất trí nhớ, hôn mê...

Ngoài ra, hải sản cũng lại là thức ăn gây dị ứng nhiều nhất trong số các trường hợp bị dị ứng trong khi ăn uống. Biểu hiện của dị ứng rất đa dạng và thường xảy ra rất nhanh, chỉ sau khi ăn vài phút hay vài giờ. Nhẹ thì nổi mề đay khắp người, gây ngứa ngáy... Nặng có thể bị phù nề mặt, khó thở, nôn, đau quặn bụng, có cảm giác nóng rát vùng thượng vị, tiêu chảy, thậm chí nguy kịch tính mạng vì sốc phản vệ.

Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo, đối với một loại hải sản lạ, chưa từng ăn lần nào thì bạn càng cần phải thận trọng vì nguy cơ ngộ độc thực phẩm, dị ứng càng cao. Đặc biệt, nếu bạn có con nhỏ thì mọi loại hải sản mới lạ với đứa trẻ rất dễ gây dị ứng nặng. Bởi vậy nên cho con ăn thử một chút bữa đầu, khi thấy an toàn thì mới cho con ăn nhiều hơn món hải sản đó.

Ăn hải sản đúng cách
Ảnh minh họa

Ăn hải sản đúng cách

Theo các chuyên gia y tế, để tránh những rủi ro cần lưu ý khi chế biến và kiêng ăn hải sản với thực phẩm sau:

* Trước tiên cần thực hiện ăn chín uống sôi: Hầu hết giun sán, trứng hay ấu trùng của chúng đều bị tiêu diệt bởi nhiệt độ nước sôi trong thời gian nấu chín hải sản. Mọi người cũng cần lưu ý đến ăn món lẩu hải sản – món khoái khẩu của nhiều người nhưng cần lưu ý phải nhúng cho hải sản chín kỹ trong nước lẩu sôi rồi hãy ăn. Ăn hải sản mới chỉ chín tái nguy cơ mắc bệnh còn nguyên do vi khuẩn trong hải sản chủ yếu là phẩy khuẩn, tương đối nóng, chỉ nhiệt độ trên 80 độ C mới diệt hết được.

* Không ăn tôm, cua, sò, hến chết: hải sản chết không chỉ làm giảm lượng protein mà nó còn sinh ra độc tố. Bởi hải sản chết càng lâu, lượng histamin sinh ra càng nhiều, khi ăn vào càng dễ bị dị ứng, ngộ độc, rất nguy hiểm.

* Không ăn hải sản cùng với thực phẩm giàu vitamin C: Thực tế đã có nhiều trường hợp chết khi ăn tôm kết hợp với VitaminC. Tuy món ăn chế biến từ hải sản như tôm, cua, sò, ốc rất bổ dưỡng và tươi ngon song lại chứa hàm lượng lớn asen pentavenlent. Khi ăn cùng thực phẩm giàu vitamin C, asen pentavenlent sẽ chuyển hóa thành asen trioxide (thạch tín) gây ngộ cấp tính, nếu nghiêm trọng có thể nguy hiểm đến tính mạng.

* Uống trà sau khi ăn hải sản: Điều này là không nên vì trong lá chè có acid tannic, đồng thời chất canxi trong hải sản khi kết hợp với trà gây khó khăn cho tiêu hóa, từ đó tăng cơ hội kết hợp tương tác giữa acid tanic và canxi gây sỏi. Sau hai tiếng ăn hải sản hãy uống trà.

* Ăn trái cây sau ăn hải sản: Thói quen này sẽ cản trở sự hấp thụ protein, canxi trong hải sản của cơ thể mà lượng tannin trong trái cây kết hợp với protein và canxi này tạo thành canxi không hòa tan kích thích đường tiêu hóa. Nặng hơn chúng có thể gây các triệu chứng đau bụng, buồn nôn, nôn mửa…