Nếu phải lựa chọn giữa một củ hành tây đỏ và một củ hành tây vàng, bạn sẽ chọn loại nào? Mặc dù mỗi loại mang đến sự kỳ diệu riêng cho các món ăn khác nhau, nhưng hành tây đỏ lại có một vị ngon đặc biệt. Hành tây đỏ còn được gọi là hành tây Tây Ban Nha. Hiện tại trên thế giới có 3 loại hành tây phổ biến: hành tây trắng, vàng và hành tây đỏ.

Ăn hành tây đỏ đều đặn mỗi ngày, cơ thể thay đổi ra sao? - Ảnh 1.

Mặc dù mỗi loại mang đến sự kỳ diệu riêng cho các món ăn khác nhau, nhưng hành tây đỏ lại có một vị ngon đặc biệt.

Trong đó, loại củ ngon và được dùng nhiều nhất là hành tây đỏ. Cho dù bạn ngâm chúng hay thái nhỏ, trộn đều vào món salad tươi, hành tây đỏ vẫn có hương vị thơm ngon đặc trưng. Nhưng bạn đã bao giờ điều gì sẽ xảy ra khi bạn ăn hành tây đỏ mỗi ngày?

Hành tây đỏ chứa nhiều vitamin và khoáng chất như canxi, magiê, kali, folate, mangan, thiamin, vitamin C, K và B6. Ăn loại củ này thường xuyên sẽ giúp cơ thể khỏe mạnh, và thậm chí có thể ngăn ngừa các bệnh mãn tính.

6 thay đổi của cơ thể sau khi ăn hành tây đỏ mỗi ngày

- Kiểm soát lượng đường trong máu.

- Kháng khuẩn.

- Giảm cân, thải độc.

- Tăng cholesterol có lợi cho cơ thể, điều hòa huyết áp.

Ăn hành tây đỏ đều đặn mỗi ngày, cơ thể thay đổi ra sao? - Ảnh 2.

Hành tây đỏ chứa nhiều vitamin và khoáng chất như canxi, magiê, kali, folate, mangan, thiamin, vitamin C, K và B6.

Cụ thể, cơ thể bạn sẽ thay đổi như sau khi ăn hành tây đỏ đều đặn:

1. Kiểm soát lượng đường trong máu

Thường xuyên ăn hành tây đỏ giúp bạn điều chỉnh lượng đường trong máu. Đây là điều cực kỳ quan trọng đối với những người mắc bệnh tiểu đường loại 2 hoặc tiền tiểu đường. Một nghiên cứu nhỏ được công bố trên tạp chí Environmental Health Insights cho thấy ăn 99g hành tây đỏ còn tươi làm giảm lượng đường trong máu lúc đói khoảng 40mg/dl sau 4 giờ ở những người mắc bệnh tiểu đường loại 2.

Thậm chí còn có bằng chứng cho thấy hợp chất quercetin trong hành tây có thể tương tác với các tế bào trong ruột non, tuyến tụy và gan có thể hỗ trợ kiểm soát lượng đường trong máu.

2. Kháng khuẩn

Có khá nhiều bằng chứng cho thấy hành tây có tác dụng kháng khuẩn đối với cơ thể. Các nghiên cứu đều khẳng định chúng có khả năng chống lại các vi khuẩn có hại bao gồm E. coli và S. aureus. Một nghiên cứu trong ống nghiệm thậm chí còn phát hiện ra rằng một hợp chất trong hành tây gọi là quercetin có thể ức chế sự phát triển của một số loại vi khuẩn có tên là H. pylori có liên quan đến bệnh viêm loét dạ dày.

Ăn hành tây đỏ đều đặn mỗi ngày, cơ thể thay đổi ra sao? - Ảnh 4.

Mặc dù vậy, giới chuyên gia không gợi ý hành tây đỏ có thể bảo vệ bạn khỏi vi khuẩn E. coli hoặc ngăn ngừa loét dạ dày.

3. Giảm cân, thải độc

Củ hành tây đỏ chứa thành phần chống oxy hóa cao gấp 2 lần so với các loại hành khác. Trong loại củ này có chứa nhiều nhóm lưu huỳnh có khả năng giúp giảm cân và thải độc.

4. Tăng cholesterol có lợi cho cơ thể, điều hòa huyết áp

Các thành phần của hành tây đỏ góp mặt vào sự kết khối các tế bào máu, làm giảm nồng độ lipid máu gây hại, song song việc tăng cholesterol có lợi giúp chức năng tim mạch, chuyển hóa chất béo được cải thiện đáng kể. Cũng trên cơ sở đó, hành tây đỏ cũng là thực phẩm mà người cao huyết áp không quên dùng. Bạn có thể ăn hành tây đỏ sống, salad, đặc biệt có thể ngâm hành tây đỏ với rượu vang đỏ.

Ăn hành tây đỏ đều đặn mỗi ngày, cơ thể thay đổi ra sao? - Ảnh 5.

Các thành phần của hành tây đỏ góp mặt vào sự kết khối các tế bào máu, làm giảm nồng độ lipid máu gây hại.

Nhiều tác dụng là thế nhưng khi ăn nhiều hành tây đỏ mỗi ngày, cơ thể có thể gặp phải tình trạng không mấy thích thú như:

1. Làm trầm trọng thêm tình trạng trào ngược axit dạ dày

Bạn đã bao giờ cho quá nhiều hành tây đỏ vào bánh taco và ngay lập tức bị ợ chua? Hành tây có thể gây ra các triệu chứng của trào ngược axit. Đó là khi axit trong dạ dày trào ngược lên thực quản và gây ra cảm giác nóng rát ở ngực. Nói chung, tốt nhất cho những người dễ bị trào ngược axit nên tránh ăn hành, thức ăn cay, trái cây họ cam quýt, rượu và cà chua.

2. Làm tăng các triệu chứng IBS

Hội chứng ruột kích thích là một rối loạn ảnh hưởng đến ruột già, gây ra đau quặn, đau bụng, đầy hơi, thậm chí tiêu chảy hoặc táo bón. Theo nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Y học Journal of Family Medicine and Primary Care của Mỹ, hành tây chỉ là một loại thực phẩm có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng của IBS. Tỏi và cà phê cũng được phát hiện là có tác dụng thúc đẩy các triệu chứng bất lợi này.

Do đó, giới chuyên gia khuyến cáo dù tốt đến mấy cũng không nên ăn quá nhiều một lúc, nên ăn cân đối để được hưởng những lợi ích mà hành tây đỏ mang lại. Bạn có thể trộn với salad, ăn kèm nhiều món ăn, coi chúng là một phần của rau củ trong chế độ ăn.