Bạn cần những nguyên vật liệu như sau:

- Miếng lót nồi cũ.

- Vải nhiều màu sắc hoặc dây ruy băng (bản rộng một chút)

- Kéo, ghim nút và máy may.

 

Bước 1:

Cắt một mảnh giấy bằng kích thước miếng lót nồi sau đó cắt nó thành hình trái tim để làm mẫu.

 

Đặt mẫu giấy lên miếng lót nồi, dùng bút bi hoặc bút phớt vẽ xung quanh viền lấy mẫu rồi dùng kéo cắt theo đường viền đó.

 
 

Miếng lót nồi sau khi cắt. Mình có hai chiếc nên cắt hai cái để làm thành một cặp lót nồi.

 

Bước 2:

Cắt những đoạn dây vải hoặc ruy băng dài kích thước đủ để bao quanh viền ngoài của miếng lót nồi, tùy thuộc vào độ lớn của miếng lót bạn có thì bạn cắt dải vải tương ứng nhé!

 

Bước 3:

Chia dải vải thành 3 phần theo chiều dọc, lấy phần giữa làm tâm, gấp mép hai phần còn lại theo chiều dọc để tạo thành 2 lớp xếp chồng như hình bên. Dùng bàn là là sơ qua để tạo nếp gấp chắc chắn.

 

Bước 4:

Dùng tay mở dải vải bạn vừa gập...

 

... rồi dùng ghim nút cố định nó bao quanh viền của miếng lót nồi.

 

Bạn sẽ phải thực hiện thao tác này hai lần để có một đường may đẹp và chắc chắn. Lần thứ nhất để định hình và lần thứ hai để tạo dáng.

 

Đính xong rồi đây!

 

Phần chóp nhọn của hình trái tim chính là điểm gặp nhau của hai đầu dải vải mà bạn vừa tạo hình cho góc nhọn.

 

Bước 5:

Sau khi đính ghim nút xong, bạn đặt miếng lót nồi lên bàn may...

 

... lần lượt tháo ghim, vừa tháo vừa đồng thời may lại. Đường may cách mép khoảng 0.2cm.

 
Thao tác này giúp cố định đường may, làm nền tảng cho bước tạo hình tiếp theo dễ dàng và thẩm mỹ hơn.
 

Bước 6:

Khi đã may xong, gập mép còn thừa lại để tạo thành đường viền.

 

Khéo léo giấu đường vải cắt bằng một nếp gấp nhỏ trước khi gập mép để mép vải tua rua không bị lộ ra. Nếu sử dụng dây ruy băng thì bạn có thể bỏ qua bước này vì phần mép của ruy băng đã mịn rồi. Sau đó dùng ghim nút đính tạm lại.

 

Ở đoạn rãnh của hình trái tim, bạn xiên chéo hai ghim nút để tạo rãnh cho đường may ôm hơn nhé!

 

Miếng lót sau khi được đính ghim nút.

 

Bạn thực hiện thao tác tương tự như trước đó, đường may lúc này cách mép khoảng 0.8cm - 1cm tùy độ lớn của miếng lót cho cân đối.

 

Thực hiện tương tự với miếng lót còn lại, bạn có thể kết hợp nhiều màu sắc của viền và miếng lót nồi bắt mắt hơn.

Tiếp tục may lại nhé!

 
Đôi khi việc tái chế những món đồ cũ không chỉ giúp bạn tiết kiệm chút tiền nhỏ mà còn là cách bạn thể hiện sự chăm sóc và tình yêu thương cho gia đình. Còn gì ý nghĩa hơn việc tự tay vun đắp và chuẩn bị mọi việc trong nhà, bắt đầu từ những điều nhỏ nhặt nhất để căn bếp ngày càng ấm cúng hơn phải không bạn?
 
 
Miếng lót nồi cũ giờ đã được cải tạo trông "mới toanh". Với miếng lót nồi mới, bếp nhà mình đã trở nên đẹp mắt hơn rồi! Hình trái tim còn khiến cho không khí trong bếp ngập tràn yêu thương nữa...
 Chúc các bạn thành công nhé!