1. Não bộ nhanh thoái hóa

Theo các công trình nghiên cứu, ăn quá no trong một thời gian dài khiến não bộ sản sinh ra một loại tế bào đặc biệt, là nguyên nhân chủ yếu gây ra xơ cứng động mạch não.

Sau khi động mạch bị xơ cứng, não bộ sẽ thiếu oxy và các chất dinh dưỡng cần thiết để đáp lại các phản ứng, xử lý thông tin, từ đó gây giảm trí nhớ, thậm chí làm giảm trí thông minh, dễ mắc chứng Alzheimer khi về già.

Theo kết quả điều tra của các chuyên gia dinh dưỡng Phần Lan, có khoảng 20% số người già mắc chứng Alzheimer là do lúc còn trẻ có thói quen ăn quá no, toàn ăn những “sơn hào hải vị”, quá giàu đạm và chất béo.
 

2. Dễ mắc bệnh dạ dày

Ăn quá no liên tục trong thời gian dài khiến hệ tiêu hóa phải hoạt động hết công suất, thậm chí “quá tải”, không thể tiêu hóa kịp các chất đưa vào cơ thể, ứ đọng trong dạ dày gây đau nhức, khó chịu.

Hệ tiêu hóa cần phải được nghỉ ngơi định kỳ mới có thể duy trì lượng “công việc” hàng ngày. Nếu ăn quá no, thức ăn trong dạ dày không kịp tiêu hóa hết, sẽ bị vi khuẩn phân hủy thành độc tố có hại cho cơ thể. Những độc tố này sau khi bị hấp thụ sẽ làm tổn thương hệ thần kin trung ương, khiến tư duy chậm chạp, IQ và EQ đều giảm sút.

3. Dễ dẫn tới “3 cao”

Nhiệt liệt còn dư thừa ứ đọng trong dạ dày sẽ gia tăng nguy cơ tích lũy mỡ, hàm lượng cholesterol trong máu tăng cao, lượng triglycercide trong huyết dịch cũng tăng cao, từ đó gây các chứng bệnh: tắc nghẽn hoặc xơ cứng động mạch máu, cao huyết áp, gan nhiễm mỡ, tiểu đường…

4. Dễ gây xốp, loãng xương

Thường xuyên ăn no khiến hormone ở tuyến giáp trạng tăng cao, làm các phân tử can-xi suy giảm, nhẹ thì loãng xương, nặng thì xốp xương, thậm chí gây gãy xương.
 
Lời khuyên của các chuyên gia Phần Lan:
 
Chỉ nên ăn bằng 70% sức ăn của bản thân. Thực tế này đã được người dân Nhật Bản chứng minh: họ chỉ ăn khoảng 70% nhu cầu và người dân Nhật Bản nổi tiếng về tuổi thọ cao và sức khỏe tốt hàng đầu thế giới.
Theo Phạm Hằng
Dantri/Xinhuanet