Vài tháng trước, vào dịp cuối tuần, một chị bạn đồng nghiệp ở công ty của tôi mời đến nhà ăn hải sản vì chị quê ở vùng biển, mới được người nhà gửi cho ít tôm, cua, cá. Mấy gia đình tụ tập ăn uống xong, tôi dọn dẹp và dồn hết vỏ tôm hùm, cua, ghẹ vào chiếc túi định bụng cho vào thùng rác thì chị ấy vội vàng ngăn tôi lại và nói rằng để đó chị còn chế biến tiếp.

Tôi ngạc nhiên lắm vì chưa bao giờ nghe nói nấu vỏ tôm, cua lên để ăn tiếp cả. Tôi sững người lại, hỏi tại sao thì chị bảo để lát chị làm cho mà "sáng mắt ra". Tôi tò mò nên dù chồng đã giục về nhưng vẫn cố nán lại để xem chị làm như thế nào với đống vỏ tôm, cua biển ấy. Và rồi thì tôi đã sáng mắt ra thật, tôi vội vàng lấy giấy bút ra ghi lại công thức làm nước dùng của chị để về học hỏi theo. Từ đó, món canh của tôi ngon không chê vào đâu được.

Nguyên liệu chị ấy chuẩn bị là:

- 4-6 chén vỏ tôm, cua, ghẹ

- 1/2 chén rượu vang trắng

- 1 củ hành tây lớn (thái lát hoặc cắt vụn)

- 1 củ cà rốt (thái lát hoặc cắt khúc nhỏ)

- 1 cọng cần tây (thái nhỏ)

- 2 muỗng nước sốt cà chua

- Một vài nhánh mùi tây

- 1 lá nguyệt quế

- 10-15 hạt tiêu nguyên hạt

- 2 thìa cà phê muối

Các bước thực hiện:

Ăn tôm, cua xong tôi không bao giờ đổ vỏ bởi có thể chế ra thứ nước dùng ngon ngọt giúp nồi canh tôi nấu lúc nào cũng hết veo - Ảnh 2.

Bước 1: Sau khi tráng qua nước nóng cho sạch, bạn cho tất cả vỏ tôm, cua vào chiếc túi nilon dày, dùng búa hoặc vật nặng đập nhỏ chúng ra thành từng mảnh. Nhớ là chỉ đập nhỏ thành từng mảnh thôi nhé, đừng đập nát. Thậm chí nếu cảm thấy chúng đã vụn rồi thì bạn có thể bỏ qua bước này. Nếu nhà có lò nướng thì bạn có thể đặt chúng vào khay và nướng ở nhiệt độ 200 độ C trong vòng 10 phút. Điều này giúp làm tăng hương vị của nước dùng nhưng nếu không có cũng không sao.

Ăn tôm, cua xong tôi không bao giờ đổ vỏ bởi có thể chế ra thứ nước dùng ngon ngọt giúp nồi canh tôi nấu lúc nào cũng hết veo - Ảnh 3.

Bước 2: Đổ vỏ tôm, cua vào nồi và đổ nước vào, lượng nước có thể tùy theo ý muốn của bạn nhưng nên ngập vỏ tôm cua trong nồi. Đun lửa to cho đến khi nước sôi bùng lên thì vặn nhỏ lửa. Bạn tuyệt đối không được khuấy, chỉ cần dùng một chiếc muôi vớt bọt nổi lên để nước trong hơn. Nấu trong khoảng 1 giờ, cứ vài phút lại vớt bọt 1 lần.

Ăn tôm, cua xong tôi không bao giờ đổ vỏ bởi có thể chế ra thứ nước dùng ngon ngọt giúp nồi canh tôi nấu lúc nào cũng hết veo - Ảnh 4.

Bước 4: Rửa sạch và cắt nhỏ các nguyên liệu đã chuẩn bị.

Ăn tôm, cua xong tôi không bao giờ đổ vỏ bởi có thể chế ra thứ nước dùng ngon ngọt giúp nồi canh tôi nấu lúc nào cũng hết veo - Ảnh 5.

Bước 5: Sau 1 tiếng để nước sôi nhẹ thì bạn thêm rượu, hành tây, cà rốt, cần tây, nước sốt cà chua, rau mùi tây và hạt tiêu vào.

Ăn tôm, cua xong tôi không bao giờ đổ vỏ bởi có thể chế ra thứ nước dùng ngon ngọt giúp nồi canh tôi nấu lúc nào cũng hết veo - Ảnh 6.

Chú ý là vẫn để lửa nhỏ, đừng để nước sôi sùng sục và đun trong vòng 30 phút nữa. Nếu thấy bọt thì bạn tiếp tục vớt ra, sau đó thêm muối vào.

Ăn tôm, cua xong tôi không bao giờ đổ vỏ bởi có thể chế ra thứ nước dùng ngon ngọt giúp nồi canh tôi nấu lúc nào cũng hết veo - Ảnh 7.

Bước 6: Khi đã xong các công đoạn, bạn dùng muôi thủng để vớt vỏ tôm, cua ra.

Ăn tôm, cua xong tôi không bao giờ đổ vỏ bởi có thể chế ra thứ nước dùng ngon ngọt giúp nồi canh tôi nấu lúc nào cũng hết veo - Ảnh 8.

Lót tấm giấy lên rổ lọc và đổ nồi nước đã đun vào để lọc bỏ các cặn bã.

Ăn tôm, cua xong tôi không bao giờ đổ vỏ bởi có thể chế ra thứ nước dùng ngon ngọt giúp nồi canh tôi nấu lúc nào cũng hết veo - Ảnh 9.

Bạn có thể lọc lại nhiều lần để loại bỏ sạch phần cặn, phần nước dùng sẽ được trong vắt, ngon và đẹp hơn.

Ăn tôm, cua xong tôi không bao giờ đổ vỏ bởi có thể chế ra thứ nước dùng ngon ngọt giúp nồi canh tôi nấu lúc nào cũng hết veo - Ảnh 10.

Ăn tôm, cua xong tôi không bao giờ đổ vỏ bởi có thể chế ra thứ nước dùng ngon ngọt giúp nồi canh tôi nấu lúc nào cũng hết veo - Ảnh 11.

Vậy là tôi đã có những lọ nước dùng từ vỏ, tôm cua biển "độc nhất vô nhị". Nếu chưa sử dụng luôn bạn nên đổ vào chai lọ và để vào tủ lạnh.

(Nguồn: simplyrecipes)