Vào những ngày nắng nóng của mùa hè, việc ăn uống trái cây được cho là một trong những chế độ ăn lành mạnh. Hầu hết các loại trái cây không chỉ có lượng calo thấp mà còn cung cấp nhiều vitamin, khoáng chất và chất dinh dưỡng thực vật giúp thúc đẩy sức khỏe. Theo hướng dẫn chế độ ăn uống của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ, một người cần 2.000 calo mỗi ngày bao gồm hai chén trái cây và 2,5 chén rau trong chế độ ăn hằng ngày của họ. Nhưng hầu hết chúng ta có thể thích ăn nhiều trái cây trong một ngày hơn là việc tiêu thụ rau xanh. Liệu nếu ăn quá số lượng được đề nghị thì rất có thể dẫn đến các vấn đề về sức khỏe không? Chúng ta có nên ăn trái cây trong chừng mực ngay cả khi chúng được coi là khỏe mạnh? Hãy cùng tìm hiểu.

Theo chuyên gia dinh dưỡng tư vấn trên trang Food.ndtv, TS Rupali Datta: "Theo khuyến cáo nên ăn năm phần rau và hoa quả trong một ngày. Không có một giới hạn nào để tiêu thụ trái cây nhưng chúng ta không thể tiêu thụ trái cây thay cho phần lớn chế độ ăn uống hằng ngày. Trong khi các loại trái cây giàu chất dinh dưỡng, có nhiều chất dinh dưỡng khác nhau mà bạn chỉ có thể nhận được từ việc ăn uống cân bằng như ăn kèm ngũ cốc nguyên hạt, các loại đậu...".

 Ăn trái cây tươi không phải lúc nào cũng tốt cho cơ thể  - Ảnh 1.

Ăn nhiều trái cây không tốt cho cơ thể. Ảnh: Internet

Huấn luyện viên sức khỏe và chuyên gia dinh dưỡng Macrobiotic-Shilpa Arora đồng ý: "Dinh dưỡng cân bằng là quan trọng cho sức khỏe và hạnh phúc. Quá nhiều trái cây có nghĩa là tiêu thụ quá nhiều đường. Cơ thể cần cân bằng protein để xây dựng sức mạnh mô cơ, tóc, da và phục hồi quá mức".

Cô tiếp tục: "Tất cả chất dinh dưỡng là rất cần thiết cho sức khỏe. Ăn quá nhiều trái cây là tốt nhưng cách tiếp cận này sẽ chỉ dẫn đến lượng đường trong máu cao hơn dẫn đến các bệnh chuyển hóa khác".

Tại sao ăn trái cây có thể ảnh hưởng sức khỏe của bạn?

Đường có nhiều dạng khác nhau như glucose, fructose và sucrose. Vì vậy, càng tiếp nhận nhiều dạng đường, càng có nhiều chất béo. Cụ thể, quá nhiều đường từ fructose tìm thấy trong các loại trái cây, có thể dẫn đến sự tích tụ mỡ bụng, mỡ trong nội tạng và theo các nghiên cứu nó cũng liên quan đến bệnh tiểu đường loại 2.

Tiêu thụ trái cây quá mức có thể dẫn đến tăng cân

 Ăn trái cây tươi không phải lúc nào cũng tốt cho cơ thể  - Ảnh 2.

Tiêu thụ trái cây quá mức có thể dẫn đến tăng cân. Ảnh: Internet

Ăn quá nhiều hoa quả có thể khiến bạn khó giảm cân. Mặc dù trái cây chứa ít calo, nhất là khi so với chất béo, thịt và ngũ cốc nhưng nạp quá nhiều calo sẽ làm bạn tăng cân. Do đó điều quan trọng là sử dụng lượng vừa phải các loại trái cây và nước ép trái cây. Đặc biệt các loại trái cây khô sẽ có lượng calo cao hơn so với trái cây tươi và nước ép trái cây lại thiếu đi chất xơ cần thiết cho cơ thể.

Trái cây rất tốt, song không phải là lành mạnh tuyệt đối

Mặc dù trái cây chứa nhiều chất dinh dưỡng nhưng có một thực tế rằng chúng không chứa tất cả chất dinh dưỡng bạn cần. Giống như thực phẩm giàu carb, trái cây không có acid béo thiết yếu và acid amin.

Nếu bạn tập trung vào ăn trái cây quá nhiều, bạn có thể không có đủ acid amin trong cơ thể, có thể gây ra biến chứng. Hơn nữa, trái cây không có một số khoáng chất nhất định như heme-iron, canxi và selenium. Do đó, bạn không nên ăn trái cây thay cho các thực phẩm khác. Cố gắng duy trì sự cân bằng giữa trái cây và các thực phẩm khác.

Ăn quá nhiều trái cây có thể gây ra khó chịu đường tiêu hóa

Một số loại trái cây có thể gây khó chịu cho dạ dày khi ăn với số lượng lớn. Chẳng hạn, mận có thể gây tổn thương hệ tiêu hóa khi ăn quá nhiều. Điều này cũng đúng đối với dâu tây. Lý do là trái cây chứa chất xơ và ăn một lượng lớn chất xơ có thể dẫn đến khó chịu về đường tiêu hóa. Bạn có thể bị đầy hơi, đau bụng, ợ chua và phân lỏng.