Đúng là mụn gây trăn trở cho giới vị thành niên vì nổi sẹo, vì mặc cảm với gương mặt mang ấn tượng thiếu vệ sinh nhưng nếu tưởng người trưởng thành hết khổ vì mụn thì nhầm. Mụn không dễ dàng khoác áo ra đi vì không dưới 5% nạn nhân vẫn có thể tiếp tục bị hành hạ, thậm chí cho đến tuổi 60 với đa số là phụ nữ, đặc biệt là đối tượng hay bị rối loạn kinh nguyệt lúc còn trẻ.
Khỏi nói dông dài cũng hiểu không ai không sợ cảnh mặt mũi bị rỗ hay thâm nám vì sẹo mụn nhưng nếu vì thế mà lo lắng thái quá theo kiểu bít kín da mặt bằng mỹ phẩm hay bỏ mặc cho trời kêu ai nấy dạ thì cũng sai. Nhiều người không biết mụn ở người trưởng thành sở dĩ dễ phát tán là nhờ một số nhân tố thuận lợi, chẳng hạn:
- Cơ thể thiếu tiền sinh tố A, hoạt chất có tác dụng kiến tạo da niêm nên bọc mụn khó ăn sâu thành vết loét. Đó là lý do tại sao trên bàn ăn nên thường xuyên có các món như cà rốt, khoai lang, bí rợ, rau dền...
- Không cung cấp cho da các loại acid béo (mè đen, hạt bí rợ, hạt hoa hướng dương) có công năng trung hòa độc chất ôxy hóa trong môi trường ô nhiễm cũng như ức chế tác hại của tia tử ngoại, để qua đó phòng ngừa tình trạng vết sẹo trở thành thâm đen.
- Không kịp thời bổ sung sinh tố E (trái bơ, dầu gấc) cần thiết cho tiến trình phục hồi của phần mô dưới da.
- Cữ trứng gia cầm nên mụn khó lành vì thiếu tác dụng kháng viêm của khoáng tố lưu huỳnh có nhiều trong lòng đỏ trứng.
- Không biết tận dụng các loại men papain, bromalin có nhiều trong đu đủ, thơm, mơ, chanh... Các loại men này vừa khiến bọc mụn mau mềm vừa chống phản ứng viêm tấy quanh tuyến bã, nhờ đó mụn không thể ăn sâu hay lan rộng.
- Chưa quen miệng với bánh mì đen dồi dào kẽm và crôm, hai khoáng tố vi lượng tối cần thiết để mụn mau lành nên da khó thành sẹo.
- Quên giải độc cho cơ thể bằng sữa chua chứa vi khuẩn hữu ích như acidobacillus.
Ngược lại, mụn rất dễ ra đi rồi trở lại nếu nạn nhân vô tình tiếp tay bằng các món ăn có nhiều muối iốt như rong biển, nước mắm, cá khô... vì khoáng tố này có thể làm mụn từ dạng nhẹ chuyển sang nặng.
Một số thầy thuốc chuyên khoa da liễu vẫn còn khuynh hướng xem thường vai trò của chế độ ăn uống ở người bị mụn, dù nhiều nhà nghiên cứu về dinh dưỡng đã chứng minh mối liên hệ mật thiết giữa thực phẩm và bệnh.
Người dễ bị mụn nếu chịu khó quan sát sẽ ghi nhận một số món ăn rõ ràng là bạn bè thân thiết của các loại vi trùng sinh mụn sống chực chờ trên da mặt. Đó chính là những món nếu không kiêng được thì cũng nên giảm vì cách mấy cũng hữu ích hơn là mở cửa mời bệnh vào nhà.
- Cơ thể thiếu tiền sinh tố A, hoạt chất có tác dụng kiến tạo da niêm nên bọc mụn khó ăn sâu thành vết loét. Đó là lý do tại sao trên bàn ăn nên thường xuyên có các món như cà rốt, khoai lang, bí rợ, rau dền...
- Không cung cấp cho da các loại acid béo (mè đen, hạt bí rợ, hạt hoa hướng dương) có công năng trung hòa độc chất ôxy hóa trong môi trường ô nhiễm cũng như ức chế tác hại của tia tử ngoại, để qua đó phòng ngừa tình trạng vết sẹo trở thành thâm đen.
- Không kịp thời bổ sung sinh tố E (trái bơ, dầu gấc) cần thiết cho tiến trình phục hồi của phần mô dưới da.
- Không biết tận dụng các loại men papain, bromalin có nhiều trong đu đủ, thơm, mơ, chanh... Các loại men này vừa khiến bọc mụn mau mềm vừa chống phản ứng viêm tấy quanh tuyến bã, nhờ đó mụn không thể ăn sâu hay lan rộng.
- Chưa quen miệng với bánh mì đen dồi dào kẽm và crôm, hai khoáng tố vi lượng tối cần thiết để mụn mau lành nên da khó thành sẹo.
- Quên giải độc cho cơ thể bằng sữa chua chứa vi khuẩn hữu ích như acidobacillus.
Ngược lại, mụn rất dễ ra đi rồi trở lại nếu nạn nhân vô tình tiếp tay bằng các món ăn có nhiều muối iốt như rong biển, nước mắm, cá khô... vì khoáng tố này có thể làm mụn từ dạng nhẹ chuyển sang nặng.
Một số thầy thuốc chuyên khoa da liễu vẫn còn khuynh hướng xem thường vai trò của chế độ ăn uống ở người bị mụn, dù nhiều nhà nghiên cứu về dinh dưỡng đã chứng minh mối liên hệ mật thiết giữa thực phẩm và bệnh.
Người dễ bị mụn nếu chịu khó quan sát sẽ ghi nhận một số món ăn rõ ràng là bạn bè thân thiết của các loại vi trùng sinh mụn sống chực chờ trên da mặt. Đó chính là những món nếu không kiêng được thì cũng nên giảm vì cách mấy cũng hữu ích hơn là mở cửa mời bệnh vào nhà.
Theo NLĐ