Ăn xong là ngất: Bệnh do nhiều nguyên nhân gây ra

Bác Lê Thị Tiên (Hà Nội) vẫn khỏe mạnh bình thường, nhưng hôm trước, vừa ăn xong thì bác ngất xỉu khiến cả nhà hốt hoảng. Hôm đó, nhà bác có anh con trai từ nước ngoài nên ai cũng vui mừng. Lâu lắm đại gia đình mới sum họp vui vẻ nên bác Lan tỏ ra rất phấn chấn, hứng khởi và ăn nhiều hơn bình thường. Khi tàn tiệc, mọi người đứng dậy chuẩn bị ra về thì bác loạng choạng, mặt mũi tối sụp lại rồi ngất xỉu. Mọi người tưởng bác trúng gió nên lấy dầu thoa rồi day thái dương, ấn huyệt… Chừng 5 phút sau bác nghỉ ngơi tỉnh lại. Mọi người đưa bác Lan đi khám thì phát hiện ra bác bị chứng huyết áp thấp.

Còn chị Oanh 45 tuổi làm nghề kinh doanh (Phủ Lý – Hà Nam) chị không biết mình tại sao mà sức khỏe của chị gần đây giảm sút hẳn và có triệu chứng xanh xao ăn không ngon. Có nhiều hôm đột nhiên chị ăn xong vừa đứng dậy chị tự dưng ngất ra làm cả nhà hoảng hốt. Đi khám tìm ra nguyên nhân bác sĩ cho biệt chị ảnh hưởng của việc thiếu máu trầm trọng. nên dẫn đến tự dưng ngất xỉu.

Theo BS Tuân, Bệnh viện Tim Hà Nội, thì chứng bệnh ngất sau khi ăn xong có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến như do bệnh tụt huyết áp,bệnh nhân đái tháo đường và người có một số rối loạn về thần kinh, như bệnh Parkinson… 

Bình thường sau bữa ăn, một lưu lượng máu lớn được chuyển đến dạ dày và ruột để giúp cho quá trình tiêu hoá. Do não bộ và phần còn lại của cơ thể vẫn cần đến máu và oxy, các mạch máu thường co lại và nhịp tim tăng nhẹ để duy trì lưu thông máu đến não. Ở những người bị chứng hạ huyết áp, sau khi ăn các mạch máu không co lại được dẫn đến tụt huyết áp, hậu quả là ngất xỉu. Ngất xỉu sau ăn cũng phổ biến hơn ở những bệnh nhân đái tháo đường và người có một số rối loạn về thần kinh, như bệnh Parkinson gây thay đổi các đường dẫn tín hiệu thần kinh kích thích các mạch máu co lại. Ngất xỉu sau khi ăn cũng phổ biến hơn ở những bệnh nhân bị thiếu nước hoặc thiếu máu.

Ăn xong là ngất: căn bệnh nhiều người lo sợ 1
Hiện nay có nhiều người không biết mình đăng mắc phải căn bệnh gì mà cứ ăn xong là ngất. Ảnh minh họa

Phòng bệnh là yếu tố quan trọng

Theo bác sỹ Tuân,  nguyên nhân gây ngất rất đa dạng, có thể chia làm 3 nhóm lớn: nhóm do nguyên nhân tim mạch, nhóm không phải do tim mạch và nhóm không rõ nguồn gốc. Ngất là một trong những thách đố của chẩn đoán bệnh, nguyên nhân hiếm khi rõ ràng và khó phát hiện được bệnh nhân nào có nguy cơ tái phát cao hoặc bị đột tử. Bản thân các triệu chứng của ngất lại khó xác định và thường phải phân biệt với các triệu chứng không đặc hiệu khác như choáng váng, ngã quỵ, gần ngất, tiền ngất. Vì vậy, bất kể ngất do nguyên nhân nào cần đến bệnh viện càng sớm càng tốt.

Vì thế dấu hiệu của nhiều bệnh nghiêm trọng khác, nên khi mắc chứng bệnh này, đầu tiên bạn cần được thăm khám, xét nghiệm cận lâm sàng kỹ để loại trừ những nguyên nhân nghiêm trọng về tim mạch có thể gây ra chứng ngất xỉu. Nếu đã xác định nguyên nhân của ngất xỉu là do hạ huyết áp, hay do thiếu máu, tiểu đường hay là do nguyên nhan bệnh khác thì người bệnh cần có những thay đổi về lối sống để khắc phục phần nào chứng bệnh như chúng ăn từng ít một và từ từ, tuyệt đối không nên ăn quá no nếu mắc chứng tụt huyết áp sau ăn.

Tránh uống rượu vì cồn không chỉ khiến cơ thể mất nước mà còn làm giảm huyết áp và làm tình trạng thêm trầm trọng. 

Một số loại thuốc, đặc biệt là thuốc huyết áp và thuốc tim mạch có thể khiến chứng ngất xỉu sau khi ăn diễn ra thường xuyên hơn. Nếu bạn cần uống thuốc, tốt nhất nên uống thuốc trước hoặc sau bữa ăn từ 1-2 giờ. Không nên sử dụng café có thể làm giảm nguy cơ ngất xỉu sau khi ăn bằng cách kích thích gây co thắt mạch máu, nhưng chỉ nên dùng vừa phải.

Đối với những bệnh nhân bị ngất nên nhập viện để chẩn đoán đúng và hình thành một kế hoạch điều trị đặc hiệu. Ngất là vấn đề thường gặp nhưng dễ bị bỏ qua trong chẩn đoán và điều trị. Để tránh hậu quả xấu, cần nhập viện và theo dõi chặt chẽ các ca ngất do bệnh.

Bổ sung chế độ dinh dưỡng phù hợp và khám sức định kỳ là điều quan trọng để tránh tình trạng bệnh này.