Tròn 30 năm về trước, ngày 21 tháng 12 năm 1988, cả thế giới bàng hoàng đến run sợ khi nghe tin chuyến bay mang số hiệu 103 của hãng hàng không Pan Am từ London tới New York đã phát nổ trên bầu trời thị trấn Lockerbie, khu vực Dumfries và Galloway, phía tây nam Scotland, cướp đi sinh mạng của 243 hành khách và 16 thành viên phi hành đoàn cùng 11 cư dân Lockerbie trên mặt đất. Chiếc Boeing 747 chỉ vừa mới cất cánh được hơn 30 phút trong hành trình từ London đi New York thì nổ tung vào khoảng 19 giờ 03 phút (giờ London).

Anh cảnh sát trẻ ám ảnh thi thể bé gái văng ra khỏi máy bay phát nổ, 30 năm sau mới được biết danh tính - Ảnh 1.

Một phần chiếc máy bay Boeing 747 rơi xuống mặt đất sau khi phát nổ trên không trung.

Qua quá trình điều tra, người ta phát hiện một quả bom được giấu bên trong một chiếc máy cassette của hãng Toshiba đặt trong một chiếc va li Samsonite, đã phát nổ trong khoang chứa hàng hóa khi máy bay ở độ cao gần 10.000 mét. Vụ đánh bom máy bay ở Lockerbie đến nay vẫn là vụ tấn công khủng bố kinh hoàng nhất từng diễn ra tại Anh. Và cho đến trước vụ 11/9, đây cũng là vụ tấn công làm nhiều người Mỹ thiệt mạng nhất bởi có tới 198 hành khách là người Mỹ trên máy bay và đây được cho là một cuộc tấn công nhằm vào nước Mỹ.

Anh cảnh sát trẻ ám ảnh thi thể bé gái văng ra khỏi máy bay phát nổ, 30 năm sau mới được biết danh tính - Ảnh 2.

Phần buồng lái của chiếc máy bay rơi xuống một khu nghĩa trang và nhà thờ nằm trên cánh đồng lạnh lẽo thuộc vùng Tundergarth, cách thị trấn Lockerbie vài km. Một phần thân máy bay rơi xuống những con phố ở Rosebank, thuộc rìa phía bắc của thị trấn Lockerbie. Trong khi đó, phần cánh chứa đầy nhiên liệu rơi xuống khu vực Sherwood ở rìa phía tây của Lockerbie, tiếp giáp với đường A74, nay là một xa lộ. Khi nó rơi xuống, nó đã biến thành "một quả cầu lửa" thiêu rụi 11 cư dân Lockerbie đến nỗi mà sau đó người ta không thể tìm được một dấu vết nào của họ bởi tất cả đã thành tro bụi.

Anh cảnh sát trẻ ám ảnh thi thể bé gái văng ra khỏi máy bay phát nổ, 30 năm sau mới được biết danh tính - Ảnh 3.

Anh cảnh sát trẻ ám ảnh thi thể bé gái văng ra khỏi máy bay phát nổ, 30 năm sau mới được biết danh tính - Ảnh 4.

Cảnh đổ nát tan hoang ở thị trấn Lockerbie sau thảm kịch.

Tòa thị chính của thị trấn Lockerbie và một sân băng trở thành nơi tập kết thi thể của những hành khách xấu số rơi từ máy bay xuống trong vòng 24h sau khi bi kịch xảy ra. Tổng cộng đã có 1.000 cảnh sát và 500 người trợ giúp quân sự đã được huy động để khắc phục hậu quả, tìm kiếm thi thể nạn nhân. 40 xe cứu thương và 115 nhân viên y tế có mặt ngay lập tức và nỗ lực hết mình với mong muốn cứu sống các nạn nhân. 

Anh cảnh sát trẻ ám ảnh thi thể bé gái văng ra khỏi máy bay phát nổ, 30 năm sau mới được biết danh tính - Ảnh 5.

Anh cảnh sát trẻ ám ảnh thi thể bé gái văng ra khỏi máy bay phát nổ, 30 năm sau mới được biết danh tính - Ảnh 6.

Colin Dorrance là một sĩ quan cảnh sát trẻ cũng tham gia vào công tác cứu hộ, tìm kiếm nạn nhân hôm đó.

Trong những nạn nhân xấu số của thảm kịch, có một bé gái mới 20 tháng tuổi. Thi thể của cô bé bị văng ra khỏi máy bay rơi xuống một cánh đồng bên ngoài thị trấn Lockerbie. Một nông dân đã tìm thấy cô bé và đặt vào ghế trước của chiếc máy kéo để chở về. Đây là nạn nhân đầu tiên được đưa đến đồn cảnh sát của Lockerbie. Hình ảnh bé gái nhỏ nhắm mắt, tay chân không còn động đậy nữa khiến Dorrance tưởng rằng em bé chỉ đang ngủ say.

Mô tả về cái đêm khủng khiếp năm 1988, ông Dorrance (giờ đã 48 tuổi) nói với BBC: "Đó là thi thể một đứa bé mà bác nông dân đã tìm thấy trong trang trại của mình. Đó là em bé chừng dưới 5 tuổi. Đứa trẻ trông chỉ như đang ngủ và không rõ ràng là bị thương, tôi cũng chỉ mong như vậy nhưng rồi tôi bị sốc khi biết rằng đó là một trong các nạn nhân của vụ đánh bom khủng bố máy bay của Pan Am. Vào thời điểm đó, tất cả mọi chuyện xảy ra quá nhanh. Có hàng trăm thi thể hành khách được đưa vào tòa thị chính. Và trong suốt nhiều năm kể từ khi thảm kịch xảy ra, trong lòng tôi vẫn mang nỗi ám ảnh về hình ảnh bé gái nằm yên như đang say giấc chứ không phải là vừa hứng chịu nỗi đau khủng khiếp. Đó là một khoảnh khắc kinh hoàng".

Nhiều năm trôi qua, Dorrance vẫn không biết danh tính cô bé, cho đến một ngày gần đây, khi ông đang giúp một gia đình nạn nhân khác đến thăm khu vực nơi người thân của họ đã từ biệt cõi trần. Dorrance đưa họ đến cánh đồng nơi bé gái năm nào được tìm thấy.

photo-5
photo-5
photo-6
photo-6

Sỹ quan cảnh sát Dorrance ngày ấy và bây giờ.

Câu chuyện về chuyến bay định mệnh của mẹ con bé Bryony Owen cũng được tiết lộ. Mẹ của cô bé, cô Owen là một nhân viên hoạt đông xã hội 29 tuổi. Owen đưa con gái từ Anh tới Mỹ để chuẩn bị làm đám cưới với vị hôn phu Seth Friedman. Thực tế, người cùng cô bước lên chuyến bay tại sân bay quốc tế Heathrow (thành phố London) không chỉ có con gái Bryony (20 tháng tuổi) mà còn cả đứa con vẫn đang nằm trong bụng. 

Mẹ của Owen, bà Betty Thomas đến từ Carmarthen ở xứ Wales, nói trong nghẹn ngào: "Mọi thứ đang chờ đón con gái tôi. Con bé đã gặp được tình yêu của đời mình và chuẩn bị chào đón Giáng sinh với chồng sắp cưới. Trước khi lên máy bay, con bé đã rất hào hứng, vui vẻ".

Anh cảnh sát trẻ ám ảnh thi thể bé gái văng ra khỏi máy bay phát nổ, 30 năm sau mới được biết danh tính - Ảnh 8.

Bryony Owen chỉ mới 20 tháng tuổi khi gặp nạn trên chiếc máy bay đêm đó.

35 nạn nhân là sinh viên tại Đại học Syracuse ở Mỹ, những người đang trên đường trở về nhà nghỉ lễ Giáng sinh thì tai họa ập xuống đã cướp đi tính mạng của họ. Hiện tại, Dorrance là một trong những người thực hiện hành trình đạp xe trên quãng đường hơn 5.000 km để tưởng nhớ các nạn nhân vào tháng 12 tới. 

(Nguồn: Dailymail)