Thống kê của Bộ LĐTB&XH, trong 5 năm (2012-2016), cả nước phát hiện trên 8.200 vụ xâm hại trẻ em, với gần 10.000 nạn nhân, trong đó số vụ bị xâm hại tình dục là 5.300. Theo đó, cứ 4 bé gái thì có 1 em bị xâm hại tình dục, tỉ lệ là 1/6 với bé trai. Cách 8 giờ đồng hồ trôi qua, lại có thêm một em bé bị xâm hại, tình trạng này suốt 10 năm qua không hề có dấu hiệu giảm thiểu.
Xâm hại tình dục ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển của trẻ (Ảnh: Internet)
Những con số thống kê trên đã khiến nhiều người đặt ra câu hỏi: "Tại sao vấn nạn ấu dâm lại nhiều đến thế?". Đạo đức của con người ở đâu khi liên tiếp xảy ra các vụ xâm hại tình dục mà ở đó, chính bố mẹ, người thân của các bé lại là hung thủ gây ra tội ác?
Việc xâm hại tình dục ở trẻ em có thể xảy ra ở bất kỳ thời gian nào, ở bất kỳ địa điểm nào, đối tượng xâm hại có thể có cả nam và nữ. Theo số liệu của tổ chức UNFPA có đến 93% các vụ xâm hại tình dục trẻ em diễn ra từ phía những người thân quen (chú, cậu, anh ruột, hàng xóm…) nên rất khó nhận biết. Đặc điểm chung của những kẻ ấu dâm, biến thái là họ thường có ánh mắt nhìn cơ thể trẻ không được đàng hoàng, ánh mắt láo liên, nhìn chằm chằm vào đồ lót, vùng kín của trẻ hoặc tìm cơ hội để được đụng chạm, sờ mó trên thân thể của trẻ em.
Quy tắc bàn tay là phương pháp hiệu quả giúp bé tránh bị lạm dụng (Ảnh: Internet)
Tuy nhiên, việc đụng chạm, sờ mó cơ thể trẻ cũng rất khó để phân biệt đâu là kẻ ấu dâm, đâu không phải khi văn hóa Việt Nam, những người thân trong gia đình cũng thường có những biểu hiện yêu thương trẻ bằng cách ôm ấp, sờ soạng thân thể, bộ phận sinh dục trẻ nhỏ. Và câu chuyện về bé gái 11 tuổi ở Vĩnh Long bị chính bố ruột và ông nội hiếp dâm nhiều lần như một giọt nước tràn ly, khiến mọi người phải giật mình nhìn lại văn hóa yêu thương trẻ em của người Việt Nam.
Vậy tại sao nhiều trẻ em bị xâm hại lại không dám tố cáo kẻ đã lạm dụng mình? Đã có rất nhiều trường hợp nạn nhân vì sợ bạn bè trêu chọc, bố mẹ la mắng mà đã chấp nhận giữ im lặng để kẻ ấu dâm có cơ hội được ra tay, thỏa mãn nhu cầu bệnh hoạn của mình.
Nhiều trẻ em bị xâm hại lại không dám tố cáo kẻ đã lạm dụng mình (Ảnh: Internet)
Hệ quả là những đứa trẻ bị xâm hại luôn chịu những ám ảnh kinh hoàng, sống trong bóng tối và nỗi sợ đè nén khi không biết chia sẻ với ai. Nỗi đau đớn còn nhân lên gấp bội khi những vết sẹo trên cơ thể, trong tâm lý đã khiến các em thu mình lại để trở thành một con người khác. Có nhiều em bé bị không chịu nỗi áp lực đã tìm đến cái chết nhằm giải thoát cho chính bản thân mình và đem sự oan ức bị xâm hại theo cùng.
Và rồi những người xâm hại trẻ em bị trừng trị như thế nào khi mà chúng ta chỉ thấy được "phần nổi của tảng băng chìm" mang tên ấu dâm. Những cái vỏ bọc đạo đức trong khuôn mặt hiền lành, vẫn an tâm ẩn núp một cách chắc chắn để tìm cách gieo rắc tội lỗi, phá hủy tương lai của những đứa trẻ mà pháp luật chưa thể nào đụng tới được?
Những cái vỏ bọc đạo đức vẫn luôn tìm cách gieo rắc tội lỗi, phá hủy tương lai của những đứa trẻ vô tội (Ảnh: Internet)
Vậy chúng ta phải làm gì khi thực trạng xâm hại tình dục ở trẻ em ngày một phổ biến. Thay vì bày tỏ sự căm phẫn, bức xúc, hãy chung tay hành động, nảy ra những ý tưởng, chiến dịch để chống lại tội ác mà những kẻ ấu dâm đã gây ra, nhất là vùng sâu, vùng xa, nơi mức độ hiểu biết pháp luật và bảo vệ trẻ em còn bị hạn chế.
Với mục đích nhằm giải quyết một cách triệt để, tuyên truyền để người dân nông thôn Việt Nam biết được mức độ nguy hiểm của tệ nạn ấu dâm, cuộc thi Young Marketers – sân chơi giành cho các bạn trẻ yêu thích và mong muốn được làm việc trong môi trường Marketing chuyên nghiệp đã chính thức quay trở lại, tìm kiếm những giải pháp thực tế cho vấn nạn trên từ các bạn trẻ đầy tài năng trên khắp đất nước.
Cần tuyên truyền để người dân nông thôn Việt Nam biết được mức độ nguy hiểm của vấn nạn ấu dâm (Ảnh: Internet)
Sau 5 lần tổ chức thành công với hình thức dự thi nhóm, YM 5+1 quay trở lại hình thức thi cá nhân, nhằm tìm ra những marketer trẻ "tiềm năng" cho tương lai để chung tay cùng cộng đồng bảo vệ trẻ em khỏi nạn ấu dâm. Thông qua đề bài cuộc thi năm nay, Young Marketers mong muốn có thể xây dựng một chiến dịch truyền thông giúp các bậc phụ huynh vượt qua được rào cản nhận thức hiện tại, không còn né tránh đối thoại giới tính, chủ động giáo dục con mình – giúp họ cảm thấy hành vi này là cần thiết cho trẻ để bảo vệ bản thân và ứng xử phù hợp.
Đối thoại giới tính, chủ động giáo dục là hành động cần thiết để bảo vệ trẻ em (Ảnh: Internet)
Sau cuộc thi, các Young Marketers sẽ được làm việc cùng một đội ngũ bao gồm Hội đồng chuyên gia hàng đầu từ Young Marketers, đồng thời Ban tổ chức sẽ kết nối trực tiếp với các tổ chức NGO (non-government organization) và các kênh truyền thông lớn, để đưa các giải pháp của mình vào triển khai thực tế.
Sau 1 tháng triển khai, cuộc thi đã thu hút hơn 477 sinh viên tham dự, sau vòng phỏng vấn trực tiếp, 05 bạn xuất sắc nhất sẽ được tham gia Young Marketers Camp vào ngày 06-08/11 sắp tới, các thí sinh sẽ được tập trung toàn thời gian trong 3 ngày khép kín tại Khách sạn Liberty Central Riverside (Quận 1, TP.HCM). Trong thời gian đó, các thí sinh có cơ hội được training, giải đáp các tình huống trực tiếp & solo để có thể có mặt ở Vòng Chung kết năm diễn ra vào ngày 11/11.
Bên cạnh 5 thí sinh xuất sắc nhất từ Vòng Phỏng vấn ngày 28/10, như mọi năm, để tiếp tục tìm kiếm những ứng viên sáng giá khác cho chương trình Young Marketers Elite Development, Young Marketers chính thức giới thiệu CƠ HỘI LẦN 2 (THE SECOND CHANCE) cho mùa thi năm nay. Nếu các bạn nghiêm túc với marketing, nghiêm túc với Young Marketers với hành trình Elite Development Program, Young Marketers tin tưởng Cơ Hội Lần 2/ The Second Chance sẽ là 1 cơ hội ý nghĩa với các bạn. Thời gian nộp bài cho Cơ Hội Lần 2 là trước 21:00 ngày 2/11. Kết quả sẽ được công bố ngay vào tối ngày 3/11 (lưu ý đây chưa phải là đợt thi tuyển Elite Professional, dự kiến sẽ diễn ra từ 11-30/11). Thông tin chi tiết TẠI ĐÂY