Quá trình mang thai đem đến cho mẹ bầu những khó chịu về thể chất. Điện thoại di động là một công cụ để chị em giải trí, vượt qua thời gian này và giúp giảm bớt sự khó chịu. Tuy nhiên, bà bầu cần sử dụng điện thoại đúng cách, bằng không sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của thai nhi.
Bà bầu sử dụng điện thoại di động không nên để quá gần 2 bộ phận này sẽ khiến thai nhi khó chịu:
1. Phần đầu
Sau khi chơi điện thoại di động, mẹ bầu thích đặt nó bên cạnh hoặc dưới gối khi ngủ, mặc dù có nhiều nghiên cứu cho rằng, bức xạ điện thoại không ảnh hưởng nhiều tới sức khỏe. Tuy nhiên, khi mẹ bầu đang chìm trong giấc ngủ, điện thoại di động đột nhiên phát ra tiếng bíp hoặc báo thức lớn sẽ khiến mẹ đột ngột thức giấc và căng thẳng cao độ, điều này sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của thai nhi và khiến em bé cảm thấy khó chịu.
Điện thoại để ngay dưới gối, rất tiện lợi để lấy, nên nhiều mẹ bầu không ngủ được, thay vì cố nhắm mắt để chìm vào giấc ngủ, mẹ bầu lại lấy điện thoại lướt web, xem phim liên tục vài tiếng đồng hồ để hi vọng sẽ buồn ngủ. Tuy nhiên, thói quen này càng khiến bà bầu thức khuya, vì nó khiến tinh thần hưng phấn, giấc ngủ càng bị ảnh hưởng, không tốt cho sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi.
2. Phần bụng
Cho đến nay, vẫn chưa có bằng chứng thuyết phục về việc sử dụng điện thoại trong thời gian ngắn khi mang thai có ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của cả mẹ bầu lẫn thai nhi. Tuy nhiên, trong trường hợp mẹ bầu sử dụng điện thoại nhiều, luôn kè kè chiếc điện thoại 24/7 thì lại không có gì đảm bảo điều này an toàn. Đặc biệt mẹ bầu để điện thoại quá gần bụng, sẽ ảnh hưởng đến thai nhi.
Khi nghịch điện thoại, nếu có âm thanh phát ra quá gần bụng thì thai nhi từ 4 tháng tuổi thực sự có thể nghe thấy. Mười phút âm thanh có thể không có vấn đề gì, nhưng khi mẹ bầu bị cuốn hút bởi hết video này đến video khác, thai nhi có thể khó chịu, tâm trạng không tốt, ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần của em bé.
Phụ nữ mang thai sử dụng điện thoại di động cần chú ý gì?
1. Không chơi trên điện thoại trong một thời gian dài
Do ảnh hưởng của progesterone, mẹ bầu ở độ tuổi 27-36 có thể gặp các vấn đề về thị lực như lướt điện thoại trong thời gian dài, chẳng hạn như nhìn mọi vật méo méo, nhòe nhoẹt. Hơn nữa, việc tập trung chơi điện thoại trong thời gian dài không chỉ khiến cơ thể mệt mỏi, đau nhức vì phải duy trì một tư thế trong thời gian dài mà thai nhi cũng có thể rất mệt mỏi. Do đó, mẹ bầu cần thay đổi tư thế, nhìn ra chỗ khác mỗi 20 phút cầm điện thoại nghịch chơi.
2. Tư thế chơi với điện thoại di động phải đúng
Chơi điện thoại di động ở một tư thế trong thời gian dài hoặc chơi điện thoại di động ở tư thế xấu, chẳng hạn như nằm nghiêng, ngồi cúi đầu xuống quá mức có thể ảnh hưởng đến quá trình tuần hoàn máu của cơ thể và khiến thai nhi bị thiếu oxy và chất dinh dưỡng.
3. Thay đổi cảm xúc đột ngột vì xem điện thoại
Khi mẹ bầu sử dụng điện thoại di động, xem tin tức, video ngắn, chơi game, điều này dễ gây nghiện và gây biến động cảm xúc nhanh chóng trong thời gian ngắn. Cảm xúc thăng trầm quá mức có thể ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của thai nhi.
Ngoài điện thoại, phụ nữ mang thai cần tránh xa những gì nữa?
- Chế độ ăn uống không lành mạnh: Thực phẩm có nhiều chất béo, muối, dầu, gia vị và các món ăn chế biến không lành mạnh, chẳng hạn như bánh ngọt và thịt nướng... mẹ bầu nên hạn chế. Phụ nữ mang thai cần phải chú ý cân đối chế độ ăn và bổ sung đầy đủ vitamin, chất xơ, protein, khoáng chất và các chất dinh dưỡng khác để thai nhi khỏe mạnh hơn.
- Một số hóa chất: Một số hóa chất trong gia đình như thuốc diệt muỗi, nước tẩy toilet, đèn xông tinh dầu, thuốc khử trùng, long não,… có thể bị các cơ sở kinh doanh bất hợp pháp thêm vào các thành phần độc hại. Vì vậy, sau khi mang thai, một số sản phẩm này trong gia đình tốt nhất nên thay thế bằng những sản phẩm an toàn, phù hợp với sản phụ để đảm bảo sức khỏe cho thai nhi.
- Những thói quen xấu: Ngoài những thói quen xấu như thức khuya, nghịch điện thoại trong thời gian dài, mẹ bầu cũng cần chú ý vệ sinh cá nhân, uống nhiều nước, học cách điều chỉnh tâm trạng để đảm bảo sức khỏe cho thai nhi.