Sự tăng nhiệt độ làm nóng nước ối, gây ảnh hưởng đến bào thai. Khi nóng, cơ thể mẹ xuất hiện cơ chế thoát mồ hôi nhưng bé nằm trong bụng mẹ thì không như thế. Gia tăng thân nhiệt mẹ có thể phá hủy các tế bào trong bào thai cũng như ngăn cản oxy tới được với bé. Nguy hiểm hơn, nó còn dẫn tới dị tật thai nhi hoặc sảy thai.
Tương tự, tắm hơi (hoặc tắm ở nơi có mạch nước ngầm nóng phụt lên), tắm bồn nước nóng được cấm chỉ định cho bà bầu. Hơn nữa, các nghiên cứu chứng minh, thai nhi dễ bị dị tật chức năng não và cột sống nếu mẹ phải chịu đựng hơi nóng. Hơi nóng còn làm da mẹ nhanh bị rạn.
Nhận biết nước tắm quá nóng
Nước tắm là quá nóng nếu bạn cảm thấy bỏng rát ở tay, chân khi tiếp xúc với nước. Sau đó, làn da ở chỗ vừa nhúng vào nước trở nên đỏ (hoặc hồng). Bạn có cảm giác bắt đầu đổ mồ hôi. Nếu một trong những dấu hiệu trên xuất hiện, hãy lập tức điều chỉnh nhiệt độ của nước.
Nhớ kiểm tra nhiệt độ nước bằng nhiệt kế trước khi tắm bồn. Đó là cách hiệu quả và an toàn nhất. Bạn có thể mua nhiệt kế dành cho bé từ những cửa hàng bán đồ cho bé sơ sinh và tận dụng chiếc nhiệt kế này, đo nước tắm cho mẹ. Tuy nhiên, nếu thả mình trong bồn và vẫn còn cảm giác quá nóng, hãy thêm nước lạnh vào.
Thời gian tắm không nên kéo dài quá 20 phút mỗi lần.
Nguy cơ sức khỏe khi tắm
1. Hoa mắt, choáng váng: Nhiệt độ nước tắm quá 40ºC có thể gây choáng cho thai phụ. Do áp lực của nước nóng, sự vận chuyển oxy tới não bị chậm lại nên thai phụ dễ bị hoa mắt, mất nhận thức tạm thời. Nguy hiểm hơn là có thể bị ngã.
2. Nhiễm khuẩn: Ngay cả khi nước tắm đủ ấm thì ngồi (nằm) lâu trong bồn tắm cũng làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn.
3. Vấn đề về xương sống ở bé: Trong 5-10 tuần đầu tiên, xương sống ở bé chưa hoàn thiện. Nếu người mẹ tắm trong nước quá nóng, bé dễ mắc phải hiện tượng cột sống chẻ đôi.
4. Nguy cơ vỡ ối sớm trong quý III: Nước ối trào ra khi túi ối bị vỡ. Khi đó, người mẹ được khuyên tránh tắm vì nó dễ dẫn tới nhiễm khuẩn.
Theo Ngọc Huê
Mevabe/Pregnancy