Chùa Bà Đanh” trong phép so sánh của câu thành ngữ không phải là 1 nơi hư cấu, địa điểm này là 1 trong những thắng cảnh nổi tiếng của tỉnh Hà Nam. Đây là một ngôi chùa cổ, ước tính được xây vào khoảng thời nhà Lý, do một người phụ nữ trong làng được tiến cung bỏ tiền ra xây dựng. Chùa này nằm trong làng có tên chữ là Đinh Xá (dịch nôm na là nơi ở của dòng họ Đinh), tên nôm gọi là Đanh, vì vậy dân gian quen miệng gọi là chùa Bà Đanh.

Ngôi chùa này nằm ở vị trí hiểm trở, 3 mặt giáp sông Đáy, một mặt giáp rừng rậm. Cạnh bên là Núi Ngọc linh thiêng. Vì lẽ đó, có rất ít người tới lui nhang khói, quanh năm chùa vắng vẻ, tịch liêu thành thử câu thành ngữ “vắng như chùa Bà Đanh” cũng từ đó mà ra.

Bà Đanh là ai mà cứ ví von sự vắng vẻ với ngôi chùa mang tên này? - Ảnh 1.

Chùa giáp 3 mặt sông Đáy (Ảnh: Internet)

Thêm 1 giai thoại khác về ngôi chùa cổ này nữa là do chùa rất linh thiêng, người đi đường nếu dám cười cợt, bất kính dù chỉ 1 câu cũng sẽ bị trừng phạt nặng nề. Chính vì lẽ đó mà càng ngày càng ít người dám đến thờ cúng do sợ "vạ từ miệng mà ra".

Còn vô số giai thoại dân gian về sự vắng vẻ của ngôi chùa cổ này nhưng hầu hết đều mang tính truyền miệng và tham khảo, khó chính xác hoàn toàn.

Bà Đanh là ai mà cứ ví von sự vắng vẻ với ngôi chùa mang tên này? - Ảnh 2.

Chùa Bà Đanh (Ảnh: Internet)

Ngày nay, đường xá vào chùa được mở rộng, dễ dàng di chuyển hơn nên khách thập phương lui tới cúng viếng tấp nập hơn hẳn.

Chùa Bà Đanh có tên chữ là Bảo Sơn Tự, ngoài thờ Phật còn thờ Thái Thượng Lão Quân, Nam Tào, Bắc Đẩu và Tứ Pháp trong tín ngưỡng dân gian Việt Nam. Tứ Pháp bao gồm Pháp Vân – mẹ Mây, Pháp Vũ – mẹ Mưa, Pháp Lôi – mẹ Sấm, Pháp Điện – mẹ Chớp.

Bà Đanh là ai mà cứ ví von sự vắng vẻ với ngôi chùa mang tên này? - Ảnh 3.

Sân chùa (Ảnh: Internet)

Nhiều sử liệu ghi lại việc dựng xây chùa gắn liền với một số truyền thuyết kì lạ như tích về mẹ Phật Man Nương, được cho là nguồn gốc của Tứ Pháp, lưu truyền rộng rãi ở các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ ngày nay.

Chùa có diện tích 10ha nằm ở thôn Đanh, xã Ngọc Sơn, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam. Chùa quay mặt hướng Nam ra mạn sông Đáy. Phía ngoài cùng tiếp giáp với đường đi và gần bờ sông là cổng tam quan của chùa.

Công trình kiến trúc cổ này nền được tôn cao, xây vượt hẳn lên năm bậc và hai đầu xây bít đốc. Tam quan có ba gian và được làm thành hai tầng. Tầng trên có hai lớp mái lợp bằng ngói nam, xung quanh sàn gỗ hàng lan can là những trấn song con tiện. Tầng này sử dụng làm gác chuông, ba gian dưới có hệ thống cánh cửa bằng gỗ lim.

Bà Đanh là ai mà cứ ví von sự vắng vẻ với ngôi chùa mang tên này? - Ảnh 4.

Một cổng vào giáp với sông Đáy (Ảnh: Internet)

Hiện nay, có thể đi bằng các đường sau để đến với di tích:

- Từ thành phố Nam Định lên thành phố Phủ Lý, qua cầu Hồng Phú đi theo đường 22 khoảng 10 km là đến với di tích.

- Từ Thành phố Phủ Lý đi đò ngược sông Đáy khoảng 7 km là đến bến trước cửa chùa Bà Đanh.

(Tổng hợp)