Có một bà mẹ là người chăn bò ở Hàn Quốc, tên là Jeon Hye-sung. Bà sinh được 6 người con. Điều tuyệt vời là cả 6 đều được bà đào tạo trở thành những bậc thầy học thuật hàng đầu.

Anh cả tốt nghiệp Harvard, Tiến sĩ tại MIT và từng là giáo sư tại Đại học Hàn Quốc. Con thứ hai tốt nghiệp Yale, từng là Phó chủ nhiệm khoa của Đại học Harvard. Con thứ ba tốt nghiệp Harvard, Tiến sĩ Harvard và MIT. Con thứ tư tốt nghiệp Harvard, học ở Oxford, và là giáo sư tại Đại học Yale. Con thứ năm là nghiên cứu sinh sau tiến sĩ tại Harvard, giáo sư tại Đại học Yale. Con út tốt nghiệp Harvard, thạc sĩ Trường Nghệ thuật Thị giác ở New York.

6 người con có 5 người vào Harvard, 1 người đỗ đạt Yale, bà mẹ chia sẻ kinh nghiệm dạy con đặc biệt: Chú ý đến giai đoạn tiểu học - Ảnh 1.

Bà Jeon Hye-sung dự lễ tốt nghiệp cùng con trai

Những điều này đã giúp bà Jeon Hye Sung trở nên nổi tiếng và mong muốn bà chia sẻ bí quyết nuôi dạy con cái của mình. 

1. Hãy chú ý tới giai đoạn tiểu học

Trong một cuộc phỏng vấn, Jeon Hye Sung đã kể rằng, con gái lớn của bà có lần còn không theo kịp lớp và bị giáo viên chủ nhiệm mời phụ huynh. Sau đó, bà đã kịp thời hướng dẫn để giúp con gái mình vượt qua khó khăn, cuối cùng trở thành một học giả tốt nghiệp Harvard. Do đó, không cứ phải IQ cao thì mới có thể đạt được thành công.

Khi được hỏi về phương pháp giáo dục con, bà tươi cười trả lời, thực ra đứa trẻ nào cũng có thể trở nên xuất chúng nếu tìm đúng phương pháp. Đặc biệt ở bậc tiểu học, nếu cha mẹ giúp con đặt nền móng vững chắc thì sau này con sẽ đạt được thành tựu.

6 người con có 5 người vào Harvard, 1 người đỗ đạt Yale, bà mẹ chia sẻ kinh nghiệm dạy con đặc biệt: Chú ý đến giai đoạn tiểu học - Ảnh 2.

Giai đoạn tiểu học rất quan trọng để giáo dục nên một đứa trẻ xuất chúng.

2. Giai đoạn tiểu học quan trọng như thế nào?

Tại sao Jeon Hye-sung lại nhấn mạnh đến giai đoạn tiểu học của trẻ? Điều này liên quan đến sự phát triển trí não ở giai đoạn này.

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng 9 tuổi là độ tuổi cấu trúc "mạng lưới" trong não bộ phát triển nhanh chóng, trẻ sẽ đánh giá mọi người và mọi việc xung quanh, sau đó phản ứng lại theo sở thích của bản thân. Và phản ứng này sẽ trở thành khuôn mẫu hành vi trong tương lai của trẻ.

Ví dụ, nếu một đứa trẻ nghĩ rằng việc học là khó khăn, nhàm chán và không hứng thú, nó sẽ vô thức nảy sinh sự chán ghét, có hành động né tránh hoặc trì hoãn. Ngược lại, nếu trẻ nghĩ rằng việc học là thú vị và có giá trị, chúng sẽ chủ động học mà không cần cha mẹ thúc giục.

Trẻ em sẽ hình thành một khuôn mẫu hành vi như vậy ở trường tiểu học, điều này về cơ bản rất khó thay đổi sau khi vào trung học cơ sở. Vì vậy, muốn con học chủ động và tự giác, cha mẹ phải giúp trẻ nắm bắt được giai đoạn quan trọng của bậc tiểu học.

3. Chú ý đến những khía cạnh sau của trẻ

Nhiều bậc cha mẹ thường tự hỏi nên làm gì nếu con cái không thích làm bài tập về nhà hoặc không chăm chỉ học hành.

Thực tế cho thấy, nếu trẻ chống đối thì phần lớn nguyên nhân là do trẻ không thể vượt qua được khó khăn. Việc học tập đối với trẻ là một điều khó khăn, bực bội và đau đớn, vì vậy, trẻ không sẵn sàng để làm điều đó.

6 người con có 5 người vào Harvard, 1 người đỗ đạt Yale, bà mẹ chia sẻ kinh nghiệm dạy con đặc biệt: Chú ý đến giai đoạn tiểu học - Ảnh 3.

Nên trau dồi khả năng học tập của trẻ trong giai đoạn tiểu học

Việc học khó hay dễ ảnh hưởng rất nhiều đến khả năng học tập của trẻ. Vì vậy, chúng ta nên chú ý đến việc trau dồi khả năng học tập của trẻ trong giai đoạn tiểu học, chẳng hạn như các khía cạnh sau đây.

Sự chú ý

Ở các lớp đầu tiên của tiểu học, kiến thức tương đối đơn giản, do đó lớp 1, lớp 2 không phải là vấn đề lớn đối với trẻ. Tuy nhiên, từ lớp 3 trở đi, các môn học bắt đầu nhiều hơn và độ khó tăng dần, lúc này sự tập trung phân hoá rõ rệt ở từng đứa trẻ dẫn đến sự chênh lệch điểm rất lớn đối với những em không thể tập trung nghe và suy nghĩ trong lớp.

Để rèn luyện khả năng tập trung của trẻ, cha mẹ nên chú ý không làm phiền khi trẻ đang tập trung vào việc gì đó. Bởi một khi sự tập trung của trẻ bị gián đoạn, trẻ sẽ mất nhiều thời gian để tập trung trở lại, điều này dẫn đến việc trẻ không thể trau dồi được thời gian tập trung lâu dài.

Ngoài ra, cha mẹ có thể cùng con chơi một số trò chơi mang tính giáo dục như xếp hình, mê cung… cũng có thể giúp trẻ tập trung và trau dồi khả năng tư duy.

6 người con có 5 người vào Harvard, 1 người đỗ đạt Yale, bà mẹ chia sẻ kinh nghiệm dạy con đặc biệt: Chú ý đến giai đoạn tiểu học - Ảnh 4.

Đọc sách giúp trẻ trau dồi khả năng tập trung

Kỹ năng tư duy logic

Tư duy logic là cơ sở để hiểu toán học và các môn tự nhiên sau này, do đó trẻ phải rèn luyện khả năng này. Cha mẹ có thể mua một số sách câu đố về suy luận và phán đoán cho trẻ. Ngoài ra, một số trẻ thích xem truyện trinh thám cũng là cách rất tốt để rèn luyện khả năng tư duy logic.

Hãy cho phép trẻ đặt câu hỏi và khuyến khích trẻ tự khám phá, tìm ra câu trả lời. Trong quá trình này, trẻ không chỉ mở rộng nhận thức mà còn sử dụng trí não và rèn luyện khả năng tư duy logic của mình.

Đọc nhiều

Đọc sách mang lại nhiều lợi ích cho trẻ em. Đọc sách không chỉ mở ra cánh cửa nhận thức về thế giới, mà còn thỏa mãn trí tò mò của trẻ. Đặc biệt, khi trẻ đắm chìm trong sách, sự tập trung sẽ tự nhiên được trau dồi. Hình thành thói quen đọc sách tốt ngay từ khi còn nhỏ sẽ giúp trẻ có niềm đam mê và hứng thú học tập.

Cha mẹ có thể mua nhiều sách hơn cho con mình, bé sẽ tìm thấy hứng thú và cải thiện bản thân thông qua việc đọc sách liên tục. Khi một đứa trẻ hiểu biết nhiều hơn, nó sẽ có cảm thấy tự hào hơn so với các bạn cùng trang lứa, ý thức về thành tích này sẽ thúc đẩy trẻ đọc và học tập tích cực.

Nếu chúng ta trau dồi được những mặt trên thì khả năng học tập của trẻ chắc chắn sẽ được cải thiện rất nhiều.