Trẻ con thường không thích ngủ trưa. Điều này khiến nhiều cha mẹ khổ sở mỗi khi cho con đi ngủ trưa. 

Cô bé Tiểu Đan (5 tuổi) sống ở Trung Quốc cũng vậy. Tiểu Đan vốn là một cô bé rất xinh xắn, đáng yêu lại ngoan ngoãn. Nhưng không hiểu sao, từ năm lên 3 tuổi, cô bé không thích đi ngủ trưa. Khi đi học mẫu giáo, Tiểu Đan chỉ nằm yên nhắm mắt để đó. 

Khi biết được việc này, do không kiềm chế được cảm xúc nên chị Trương đã đánh con gái một trận thật đau, và dọa con từ nay ngày nào cũng phải ngủ trưa dù là ở trường hay ở nhà, nếu không sẽ bị ăn đòn.

Bà mẹ hối hận tột cùng khi nghe bác sĩ kết luận con gái bị thiểu năng trí tuệ do một hành động của mẹ gây ra - Ảnh 1.

Trưa nào Tiểu Đan cũng ngoan ngoãn ngủ trưa, nhưng thời gian gần đây, sức khỏe của cô bé bị giảm sút (Ảnh minh họa)

Suốt 2 năm qua, Tiểu Đan luôn ngủ trưa đầy đủ, khoảng 3-4 giờ/ngày. Song cách đây không lâu, chị Trương phát hiện con mình bỗng dưng chậm lớn. Trước đây, cân nặng và chiều cao của Tiểu Đan đều phát triển tốt, nhưng hiện tại lại có dấu hiệu chậm lại. Bé còn thường xuyên mệt mỏi, đờ đẫn, thành tích học tập cũng sụt giảm.

Lo lắng không biết con bị làm sao nên chị Trương đã đưa con vào bệnh viện khám. Kết quả cho thấy bé gái chậm tăng trưởng, một trong những nguyên nhân là do chất lượng giấc ngủ ban đêm không tốt. Thì ra do con ngủ trưa quá nhiều nên khó đi vào giấc ngủ ban đêm. Mà trẻ con thì cần ngủ sớm và ngủ ngon vào ban đêm để phát triển chiều cao một cách tốt nhất. Chị Trương đã vô cùng hối hận vì sự thiếu hiểu biết của mình.

Vì sao ép con ngủ trưa quá nhiều khi trẻ không muốn lại khiến con kém phát triển?

Bà mẹ hối hận tột cùng khi nghe bác sĩ kết luận con gái bị thiểu năng trí tuệ do một hành động của mẹ gây ra - Ảnh 2.

Giấc ngủ trưa đối với trẻ em từ 2 tuổi trở lên có khả năng làm ảnh hưởng đến thời gian và chất lượng ngủ của trẻ vào ban đêm (Ảnh minh họa)

Cha mẹ cần biết rằng, ngủ trưa rất hữu ích cho sự phát triển của trẻ. Tuy nhiên giấc ngủ trưa không nên quá dài. 

Theo một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Archives of Disease in Childhood do trường đại học Công nghệ Queensland ở Úc thực hiện, giấc ngủ trưa quá dài đối với trẻ em từ 2 tuổi trở lên có khả năng làm ảnh hưởng đến thời gian và chất lượng ngủ của trẻ vào ban đêm. 

Nghĩa là nếu trẻ bị ép ngủ trưa nhiều, con sẽ khó đi vào giấc ngủ hoặc ngủ không sâu giấc vào ban đêm. Trong khi đó, ban đêm là thời điểm vàng mà các hormone phát triển chiều cao  tiết ra nhiều nhất. Nếu bé ngủ trễ quá 21 giờ hoặc ngủ không sâu giấc trong đêm sẽ làm hạn chế tiết hormone tăng trưởng, từ đó ảnh hưởng đến sức khỏe. Đây cũng là một trong những nguyên nhân làm chậm quá trình phát triển chiều cao của trẻ.

Ngoài ra, giấc ngủ ban đêm không hiệu quả còn ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần khiến con mệt mỏi, uể oải, học tập kém tiếp thu.

Bà mẹ hối hận tột cùng khi nghe bác sĩ kết luận con gái bị thiểu năng trí tuệ do một hành động của mẹ gây ra - Ảnh 3.

Việc ngủ không ngon vào buổi đêm ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần khiến con mệt mỏi, uể oải, học tập kém tiếp thu (Ảnh minh họa)

Để khuyến khích trẻ ngủ trưa, cha mẹ cần lưu ý

- Tạo môi trường ngủ lý tưởng

Nếu muốn con ngủ trưa, bạn nên tập cho đi ngủ vào cùng một giờ, cho con vào phòng, kéo rèm cửa để chắn bởi ánh sáng, tắt đèn, mở quạt hoặc máy lạnh cho mát mẻ trong những ngày hè, đặc biệt là nhà phải tuyệt đối im lặng. Trong trường hợp trẻ không thích ngủ trưa mà không ảnh hưởng đến khả năng hoạt động buổi chiều thì cũng không có vấn đề gì. Bạn chỉ cần cho trẻ đi ngủ sớm vào buổi tối là được.

- Thời gian ngủ trưa không nên quá dài

Có một số ông bố bà mẹ để con ngủ trưa tùy thích, muốn ngủ đến bao giờ dậy cũng được. Nhưng theo các chuyên gia về giấc ngủ, ngủ trưa càng lâu thì càng ảnh hưởng đến chất lượng ngủ vào buổi tối. Vì vậy, tốt nhất cha mẹ nên giới hạn thời gian ngủ trưa của con trong khoảng 1 giờ. Sau đó, bạn sẽ đánh thức con dậy, cho con hoạt động chơi đùa để buổi tối còn đi ngủ sớm.

Nguồn: Sohu, Thehealth