Nuôi con bằng sữa mẹ là tốt nhất đối với trẻ sơ sinh và kể cả trẻ đã được 2 tuổi trở lên. Cùng với bài học trên, kinh nghiệm từ hơn 10 năm hỗ trợ cho hàng ngàn bà mẹ, từ trực tiếp gặp mặt tới qua điện thoại, video call hay tin nhắn càng củng cố sự ủng hộ nhiệt thành của tôi với việc nuôi con bằng sữa mẹ.

Các con tôi hiện nay đã lần lượt 24, 22, 14, 11 và 2 tuổi, chúng đều lớn lên bằng sữa mẹ. Và đây là 15 bài học quan trọng từ việc trở thành một người mẹ nuôi con sữa mẹ dài hơi:

Bài học 1: Chỉ duy nhất sữa mẹ dành cho bé trong 6 tháng đầu đời

Con đầu lòng của tôi chào đời năm 1993, khi quy chế về quảng cáo sữa thay thế sữa mẹ còn chưa được ban hành. Quan niệm phổ biến là trẻ sơ sinh uống nước đường từ bình trong vài ngày đầu tiên khi sữa mẹ chưa về. Trên thực tế, lời khuyên khi đó vẫn là duy trì việc này khi mẹ và con đã về nhà, cách 2-3 cữ bú mẹ lại dùng siro bánh kếp. Giá mà tôi có thể quay ngược thời gian để không làm điều đó.

Bà mẹ từng nuôi 5 con bằng sữa mẹ chia sẻ những bài học quý giá không mẹ nào muốn bỏ qua - Ảnh 1.

Khi đứa con tiếp theo chào đời, tôi càng thêm quyết tâm con con bú mẹ hoàn toàn (Ảnh minh họa)

Bài học 2: Bạn có thể tiếp tục cho con bú sữa mẹ ngay cả khi bạn đã trở lại với công việc toàn thời gian

Khi sinh con đầu lòng, tôi mới 20 tuổi, tôi cần trở lại trường đại học trong vòng 3 tuần. Đôi khi, tôi hút sữa cách 2-3 tiếng một lần, trước mặt các bạn cùng lớp (ai cũng kinh ngạc vì điều đó) và cho con uống vào ngày hôm sau.

Điều tôi không biết khi đó là tôi có trữ sữa mẹ lâu hơn thế rất nhiều (lên tới 7 ngày trong tủ lạnh và 2 tháng trong tủ đá). Vì vậy, khi tôi ít dần sữa đi, tôi không biết cách nào tốt hơn là kết hợp sữa mẹ và sữa ngoài. Việc này dẫn tới kết cục không thể tránh khỏi: bầu ngực tôi nhanh chóng cạn sữa dần.

Bài học 3: Mẹ có sữa từ khi vừa sinh xong

Năm 1995, khi tôi sinh bé thứ hai, quy chế về quảng cáo sữa thay thế sữa mẹ vừa mới được triển khai. Vì vậy, con tôi lập tức đưa về phòng với mẹ và cho con bú.

Làm mẹ lần 2, tôi nghĩ mình đã biết rõ hơn nhưng không hẳn vậy. Không có sự ủng hộ đối với việc nuôi con sữa mẹ, chỉ lẻ tẻ vài tranh cổ động treo trong bệnh viện. Chúng tôi phải đảm bảo nhiệt độ trong phòng ấm để giữ ấm cho bé. Trong khi tôi không biết rằng việc này có thể được thực hiện bằng cách da tiếp da với bé và mẹ thường xuyên cho con bú.

Bài học 4: Sẽ tốt hơn nếu tiếp tục cho con bú mẹ ngay cả khi con bị dị ứng

Vài lần khi bé con của tôi được 3 tháng tuổi, ban đỏ bắt đầu nổi khắp cơ thể và cháu được chẩn đoán bị dị ứng. Tôi tiếp tục cho con bú trong lúc cố gắng loại bỏ những thực phẩm mà tôi bị dị ứng (sản phẩm từ sữa thông thường, hải sản, quả hạch….). Nhưng than ôi, ngay cả khi tôi loại bỏ chúng khỏi đĩa ăn của mình, phản ứng dị ứng vẫn không mất hoàn toàn.

Điều tôi bỏ lỡ khi đó là nếu bạn nấu một món ăn có chứa thành phần gây dị ứng, ngay cả khi bạn bỏ nó đi trước khi ăn, nó cũng đã ngấm vào đĩa rồi. Lẽ ra tôi chỉ cần ý thức hơn về việc chọn nguyên liệu nấu ăn.

Bà mẹ từng nuôi 5 con bằng sữa mẹ chia sẻ những bài học quý giá không mẹ nào muốn bỏ qua - Ảnh 2.

Các con tôi hiện nay đã lần lượt 24, 22, 14, 11 và 2 tuổi, chúng đều lớn lên bằng sữa mẹ.

Bài học 5: Tham gia các lớp học về nuôi con sữa mẹ và hãy ở bên những người nuôi con sữa mẹ thành công

Khi đứa con tiếp theo chào đời, tôi càng thêm quyết tâm con con bú mẹ hoàn toàn. Vốn là một người ưa cạnh tranh, tôi biết, nếu những mẹ khác có thể làm được thì tôi cũng vậy.

Do đó, tôi tiếp tục tham gia các buổi gặp mặt của nhóm hỗ trợ nuôi con sữa mẹ và học hỏi từ những bà mẹ khác. Sau một thời gian, tôi cảm thấy tự tin hơn rất nhiều khi chia sẻ kinh nghiệm của mình với tư cách một người mẹ cho con bú lâu dài và từ đó, giúp được các bà mẹ khác nữa.

Bài học 6: Nuôi con bằng sữa mẹ tăng cường sự tự tin làm mẹ của bạn

Và sự tự tin mới mẻ này đã đánh thức niềm đam mê giúp đỡ những người mẹ khác để biến chúng thành mục đích đời tôi.

Tôi bắt đầu giúp tổ chức các cuộc gặp mặt. Tôi đảm nhiệm vai trò trưởng nhóm hỗ trợ và tôi thậm chí còn tham gia các lớp học để lấy bằng chuyên gia tư vấn sữa mẹ được chứng nhận hợp pháp. Tôi đặt ra các mục tiêu ngắn hạn để giúp nó khả thi hơn, để vượt qua 2 tuần đầu sau khi sinh cho tới 6 tuần khi nguồn sữa của tôi đi vào ổn định và tới tháng thứ 2 khi tôi đi làm trở lại.

Bài học 7: Bạn có thể sống mà không cần tới bình sữa

Ngày làm việc đầu tiên sau khi trở lại công việc của tôi diễn ra không suôn sẻ. Sau bữa trưa, tôi chạy về nhà với đứa con đang khóc ré lên và từ chối uống sữa từ bình.

Tôi đã nghe nói tới việc cho bé uống sữa bằng cốc trong một nhóm hỗ trợ nuôi con sữa mẹ. Vậy là tôi thử áp dụng luôn. Ngày tiếp theo không hề gặp trở ngại gì và chúng tôi không bao giờ phải cho bé bú bình nữa. Từ những chiếc cốc thuốc nhỏ xíu, chúng tôi chuyển sang cốc tập uống khi con được 4 tháng tuổi và cốc uống bình thường khi con 9 tháng. Nhờ thế, tôi cũng không phải đối mặt với khó khăn của việc cai bình cho con.

Bài học 8: Nuôi con sữa mẹ giúp tiết kiệm rất nhiều tiền. Không chỉ tiền mua bình sữa, mà còn là những chuyến đi tới bác sĩ, thuốc thang, sữa công thức, chi phí khác…

Bài học 9: Bạn có thể tiếp tục cho con bú dù đang mang thai bé tiếp theo

Con được 4 tuổi và tự quyết định không ti mẹ nữa. Nhưng khi con hơn 2 tuổi, chúng tôi nhận được tin vui là tôi lại có bầu. Các bác sĩ khuyên tôi cai sữa cho con và tôi đã làm như thế nhưng kết quả thất bại. Do đó, tôi bắt đầu tìm kiếm một bác sĩ mới, tiếp tục cho con bú khi mang thai.

Tôi gặp phải một rắc rối nhỏ khi mang thai ở tuần 32: tôi bị chảy máu một chút. Tôi tới bệnh viện và xét nghiệm nhiễm sắc thể để kiểm tra sức khỏe thai nhi cho thấy, nguyên nhân không phải là cho con bú mà là việc di chuyển nhiều gây ra các cơn co thắt mạnh của tôi.

Bài học 10: Cho con bú song song giúp trẻ lớn hơn thích nghi tốt hơn với em bé vừa chào đời

Tôi có một ngày nghỉ cho con bú khi con gái duy nhất của tôi chào đời. Ngày hôm sau, khi con trai vào thăm, con đã được tôi cho bú ngay sau khi em gái bú. Và hai đứa con này của tôi, giờ 11 và 14 tuổi, lúc nào cũng là bạn thân nhất của nhau trong nhà.

Bài học 11: Chúng tôi có thể đi bất cứ đâu mà chẳng hề vội vã

Bởi cả thế giới là lớp học của con, chúng tôi khởi hành những chuyến du lịch trong nước và quốc tế. Việc nuôi con bằng sữa mẹ giúp cho hành trình của chúng tôi trở nên dễ dàng hơn rất nhiều. Chúng tôi không cần thu xếp, đóng gói cả ngôi nhà khi ra đi.

Chúng tôi cũng không lo lắng gì về những khó chịu khi đi du lịch bởi nếu bọn trẻ tỏ ra thiếu thoải mái, chúng chỉ cần bú mẹ và thế là mọi việc lại ổn. Việc này giúp chúng tôi càng thêm tự tin, giảm thiểu nỗi lo sợ rằng, phần lớn trẻ sơ sinh sẽ khóc trên những chuyến đi dài hoặc khi máy bay cất, hạ cánh. Cả 2 đứa con của tôi luôn nằm im những lúc như vậy.

Bài học 12: Bạn càng cho con bú mẹ lâu bao nhiêu, hệ miễn dịch của bé càng tốt bấy nhiêu

Bà mẹ từng nuôi 5 con bằng sữa mẹ chia sẻ những bài học quý giá không mẹ nào muốn bỏ qua - Ảnh 3.

Nuôi con bằng sữa mẹ còn dạy các con tôi biết cách chăm lo cho nhau và lắng nghe dấu hiệu từ cơ thể.

Bọn trẻ hiếm khi bị ốm và nếu có thì cảm giác khó chịu cũng không quá nặng nề. Tôi tiếp tục cho con bú mẹ khi con 6 tuổi. Đứa con thứ 3 và thứ 4 hiếm khi ốm quá 3 ngày và chúng không bao giờ cần bổ sung vitamin hay dùng thuốc mua ở tiệm.

Tôi có thể nói, cơ thể của con sẽ hoạt động một cách hoàn hảo. Bọn trẻ ăn khi đói và ngừng ăn khi no. Chúng không quá mảnh mai cũng chẳng quá béo. Tôi biết rằng, thói quen ăn uống của bọn trẻ cũng nhờ tác động từ khởi đầu tốt đẹp về dinh dưỡng lúc mới chào đời.

Bài học 13: Giúp đỡ các bà mẹ (và ông bố) nuôi con bằng sữa mẹ trở thành mục đích của đời tôi

Nghĩ rằng, đây sẽ là lần mang thai cuối cùng, tôi tập trung giúp các bà mẹ bằng việc mở lớp học, tham gia các khóa học ngắn hạn, sáng lập các nhóm hỗ trợ và thậm chí tạo nhóm chơi cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.

Bài học 14: Chúng tôi có những kỳ nghỉ chỉ hai vợ chồng mà chẳng cảm thấy tội lỗi gì

Khi tôi nghĩ mình đã kết thúc giai đoạn hỗn loạn đầy hạnh phúc với những đứa trẻ sơ sinh, chúng tôi nhận ra rằng, chúng tôi lại mong có thêm bé nữa, vào những kỳ nghỉ chỉ có 2 vợ chồng.

Tất nhiên, chúng tôi nhớ bọn trẻ kinh khủng. Nhưng chúng tôi đã trao cho con trọn vẹn nỗ lực để nuôi con bằng sữa mẹ, để cha mẹ - con cái gắn kết tối đa và khi đó, cả tôi và ông xã đều hiểu rằng, chúng tôi chỉ có thể làm cha mẹ tốt khi chúng tôi cũng cảm thấy hạnh phúc với nhau.

Và đúng vậy, đứa con thứ 5, lần này đích thực là lần cuối, đến với cuộc đời chúng tôi khoảng 9 năm sau. Con vẫn còn bú mẹ rất nhiều khi giờ đây con 33 tháng tuổi. Còn tôi hạnh phúc khi chơi đùa với con và luôn cho con bú trực tiếp.

Bài học 15: Nuôi con bằng sữa mẹ là chuẩn mực

Nuôi con bằng sữa mẹ còn dạy các con tôi biết cách chăm lo cho nhau và lắng nghe dấu hiệu từ cơ thể. Cả 5 đứa con tôi, từ 24 tuổi tới 2 tuổi, đều chăm sóc nhau, yêu thương nhau, bất kể khác biệt thế nào.

Việc nuôi dạy con của tôi vẫn cứ thế tiếp diễn. Không có giai đoạn nào thực sự dễ dàng hơn hay khó khăn hơn nếu bạn làm cha, làm mẹ. Nhưng mỗi bước đi đều là một thử thách.

Nuôi con bằng sữa mẹ đã mang lại khởi đầu tốt lành cho tôi và gia đình tôi. Tôi đã truyền những bài học này lại cho các con, cho cả gia đình và tất cả những người mẹ mà tôi gặp.

Vài nét về tác giả:

Abigail V. Yabot là mẹ của 5 người con sống ở Philippines. Cô là chuyên gia tư vấn sữa mẹ có bằng chứng nhận, nhà giáo dục về nuôi dạy con. Cô thường chia sẻ kinh nghiệm và bí quyết sống của mình, ủng hộ nuôi con kiểu gắn kết chặt chẽ với cha mẹ. Cùng một bà mẹ nữa, cô thành lập Parenting University PH, đặt mục tiêu hỗ trợ và mở các lớp học về nuôi dạy con.

Nguồn: Parent