Gan là cơ quan chuyển hóa giải độc quan trọng nhất của cơ thể con người, rất nhiều chất dinh dưỡng được gan tổng hợp và phân hủy để cơ thể con người hấp thụ, đồng thời gan còn là yếu tố đông máu, là cơ quan tạo ra tiểu cầu.

Gan cũng là cơ quan trao đổi chất giải độc và cũng là cơ quan lớn nhất trong cơ thể con người. Các tuyến tiêu hóa đóng một vai trò quan trọng trong cơ thể con người, và hoạt động bình thường của cơ thể không thể tách rời với một lá gan khỏe mạnh.

"Ba ngọt" hại gan nên ăn ít, "hai đắng" dưỡng gan nên ăn nhiều - Ảnh 1.

Ảnh minh họa

Vì gan hoạt động rất mạnh nên gan là cơ quan dễ bị tổn thương nhất, vì không có dây thần kinh đau ở trên gan nên sẽ không có quá nhiều tín hiệu rõ ràng trước khi bệnh gan xảy ra, điều này khiến nhiều bệnh gan dễ bị bỏ qua, khi phát hiện bệnh đã ở giai đoạn nghiêm trọng.

Vì vậy trong cuộc sống hàng ngày, khuyến nghị mọi người hình thành thói quen tốt cho gan và thường xuyên đi khám sức khỏe gan. Có nhiều cách để nuôi dưỡng gan, trong đó có liệu pháp ăn uống, tức là ăn nhiều thực phẩm bổ gan trong bữa ăn hàng ngày, ít ăn những thực phẩm có hại cho gan để gan được khỏe mạnh.

"Ba ngọt" hại gan nên ăn ít

1. Sô cô la

"Ba ngọt" hại gan nên ăn ít, "hai đắng" dưỡng gan nên ăn nhiều - Ảnh 2.

Ảnh minh họa

Cả trẻ em và người lớn đều không thể cưỡng lại sự cám dỗ do sô cô la mang lại. Đặc biệt khi tâm trạng không tốt, ăn nhiều sô cô la một chút có thể nhanh chóng giải tỏa căng thẳng, chủ yếu là do đường có thể kích thích não sản xuất quá mức dopamine. Nhưng nếu ăn sô cô la thường xuyên sẽ khiến cơ thể sản sinh quá nhiều năng lượng và gây béo phì, tiết quá nhiều enzym trong đường ruột sẽ làm tăng gánh nặng cho đường tiêu hóa.

Đồng thời nó cũng sẽ ảnh hưởng đến quá trình chuyển hóa đường của gan, làm tăng gánh nặng cho gan, thúc đẩy quá trình chuyển hóa đường thành mỡ và tích tụ trong gan, từ đó hình thành nên gan nhiễm mỡ.

2. Trà sữa

"Ba ngọt" hại gan nên ăn ít, "hai đắng" dưỡng gan nên ăn nhiều - Ảnh 3.

Ảnh minh họa

Hầu hết các loại trà sữa được làm từ các thành phần thực phẩm tổng hợp nhân tạo. Ngoài ra, trà sữa còn chứa nhiều đường, nhiều tinh bột sẽ làm giảm quá trình bài tiết nước và natri trong cơ thể, điều này làm tăng gánh nặng cho gan, gây ảnh hưởng đến chức năng bình thường của gan, từ đó dẫn đến viêm gan và xơ gan.

3. Cây mía

Có thể nói mía là loại trái cây có hàm lượng đường cực cao, đường trắng, đường phèn thông dụng trong cuộc sống hàng ngày đều được tinh chế từ mía cô đặc và kết tinh. Trên thực tế, mía không chỉ chứa nhiều đường mà còn chứa rất nhiều nguyên tố cần thiết như sắt, canxi, phốt pho, mangan, kẽm, tương đối tốt cho sơ thể. Nhưng với những người gan kém thì không nên ăn, ăn quá nhiều sẽ làm tăng gánh nặng cho gan, ảnh hưởng đến quá trình chuyển hóa, giải độc của gan,….

"Hai đắng" dưỡng gan nên ăn nhiều

1. Mướp đắng

"Ba ngọt" hại gan nên ăn ít, "hai đắng" dưỡng gan nên ăn nhiều - Ảnh 4.

Ảnh minh họa

Mướp đắng giàu chất xơ có tác dụng kích thích vận động đường mật nên tốt cho tiết mật. Mướp đắng còn có tác dụng làm giảm nồng độ các men gan viêm như: AST, ALT (sự gia tăng các men này là một dấu hiệu chỉ thị cho tế bào gan đang bị viêm nặng). Mướp đắng còn được thực nghiệm chứng minh làm giảm nồng độ bilirubin trong máu (tăng bilirubin là một chỉ thị chứng tỏ gan chuyển hóa kém, đường mật đang bị tắc). Vì thế, mướp đắng rất an toàn cho gan của bạn.

2. Rau cúc đắng (diếp xoăn)

"Ba ngọt" hại gan nên ăn ít, "hai đắng" dưỡng gan nên ăn nhiều - Ảnh 5.

Ảnh minh họa

Rau cúc đắng có vị đắng và ngọt, đồng thời rất giàu vitamin, chất xơ, đạm thực vật, cũng như chứa nhiều các nguyên tố vi lượng như canxi, phốt pho, kẽm, đồng mà nhu cầu cơ thể con người cần. Thường xuyên ăn rau cúc đắng có thể giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, nâng cao khả năng miễn dịch, thúc đẩy chức năng não bộ.

Ngoài ra, rau cúc đắng còn có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, nó cũng là một loại rau lá xanh, y học Trung Quốc cho rằng ăn nhiều rau càng xanh càng có lợi cho việc nuôi dưỡng gan.

Muốn nuôi dưỡng gan cần tuân thủ 3 thói quen sau

1. Uống trà thường xuyên

Nuôi dưỡng gan không nằm ở điều trị mà nằm ở việc bổ sung, chỉ cần có đủ lượng máu trong gan thì có thể thúc đẩy quá trình tự sửa chữa của tế bào gan và nuôi dưỡng gan.

2. Uống ít rượu

Hầu hết mọi người hiện nay đều có thói quen thức khuya và nhậu nhẹt, điều này sẽ làm tổn hại đến sức khỏe của gan, vì vậy kiến nghị mọi người nên uống ít rượu, tránh thức khuya để bảo vệ gan.

3. Đảm bảo ngủ đủ giấc mỗi ngày

Thời gian kinh mạch gan tương đương là từ 1 đến 3 giờ tối, một lượng máu lớn đổ về gan để cung cấp chất dinh dưỡng cho quá trình tự phục hồi của tế bào gan. Thức khuya không những làm mất đi tính dương trong cơ thể, rối loạn nội tiết mà còn làm giảm sức đề kháng và khả năng miễn dịch. Khuyên các bạn nên thường xuyên đi ngủ sớm và dậy sớm, ít thức khuya, đảm bảo ngủ đủ 7-8 tiếng mỗi ngày, có lợi cho việc nuôi dưỡng và cải thiện sức khỏe gan.

Nguồn: Aboluowang