BS chỉ rõ 3 bộ phận của con tôm không ăn được

Bác sĩ dinh dưỡng nổi tiếng người Trung Quốc tên là Gao Minmin (tốt nghiệp khoa dinh dưỡng, Đại học quốc lập Trung Sơn, Trung Quốc) cho biết, mỗi khi ăn tôm người ta thường hỏi "Đầu tôm có ăn được hay không?", trên thực tế, không chỉ đầu tôm mà còn có 2 bộ phận nữa không thể ăn được đó là mang tôm và ruột tôm.

BS chỉ rõ 3 bộ phận của tôm không ăn được vì ít dinh dưỡng, lại chứa kim loại nặng và chất thải của tôm - Ảnh 1.

Bác sĩ dinh dưỡng Gao Minmin.

Đặc biệt những con tôm được nuôi ở vùng nước có hàm lượng kim loại nặng cao thì càng không nên ăn 3 bộ phận này. 

- Đầu tôm là bộ phận tập trung nhiều kim loại nhất. Nhưng nếu xác định được mức kim loại trong vùng nước nuôi trồng thủy sản là an toàn thì đầu tôm thực sự rất giàu vitamin A, có thể cân nhắc ăn.

- Nữ bác sĩ cũng cho biết phần mang của tôm, nghĩa là phần gần với miệng, chính là nơi tôm lọc chất bẩn và độc tố của thức ăn trước khi ăn. Do đó bộ phận này rất bẩn và không thể ăn được. 

BS chỉ rõ 3 bộ phận của tôm không ăn được vì ít dinh dưỡng, lại chứa kim loại nặng và chất thải của tôm - Ảnh 2.

- Ngoài ra phần ruột tôm thường chứa nhiều chất thải của tôm. Bộ phận này là phần màu đen nằm trên lưng tôm, có thể chứa kim loại nặng và độc tố vì vậy trước khi ăn cần thận trọng loại bỏ.

Một số lưu ý khi ăn tôm để không gây hại cho sức khỏe

1. Những nhóm người không nên ăn tôm

Chuyên gia Gao Minmin cho biết người bị bệnh gút, bệnh thận mãn tính cần chú ý hoặc tránh ăn tôm, vì hải sản là một trong những nguy cơ gây bệnh gút, ăn quá nhiều đạm động vật sẽ cũng làm tăng gánh nặng cho thận. 

Những người dễ bị tiêu chảy và yếu bụng thì tốt nhất nên ăn ít hải sản, trong đó có tôm để tránh xảy ra hiện tượng đau bụng và tiêu chảy.

Tôm vốn là thực phẩm giàu protein, cho nên một số người bị dị ứng với tôm cần thận trọng vì sẽ gây nổi mẩn đỏ hoặc nổi các nốt sưng. Bạn hãy chú ý hiện tượng này để hạn chế hoặc không ăn.

BS chỉ rõ 3 bộ phận của tôm không ăn được vì ít dinh dưỡng, lại chứa kim loại nặng và chất thải của tôm - Ảnh 3.

2. Không nên ăn quá nhiều tôm

Dù tôm được đánh giá là bổ dưỡng xong việc ăn tôm quá thường xuyên cũng có thể gây hại cho sức khỏe. Nếu ăn tôm quá nhiều, chúng ta sẽ bị thừa chất, gây rối loạn tiêu hóa, chướng bụng, khó tiêu, dẫn đến tiêu chảy…

Liên quan đến sức khỏe tim mạch, Hiệp hội Tim mạch Mỹ khuyên mọi người chỉ nên ăn khoảng 170 gram tôm mỗi tuần.

3. Những thực phẩm không nên kết hợp cùng tôm

Theo trang People của Trung Quốc, có một số thực phẩm cần tránh ăn cùng tôm kẻo gây bệnh như sau:

- Tôm ăn cùng bí ngô: Có thể gây ra bệnh kiết lỵ.

- Tôm dùng cùng nước ép: Có thể gây tiêu chảy hoặc ngộ độc.

- Ăn tôm cùng thực phẩm giàu vitamin C: Chất asen có trong tôm khi kết hợp với thực phẩm giàu vitamin C rất dễ tạo ra chất độc gây chết người.

- Tôm kết hợp với đậu nành: Sẽ gây khó tiêu.

- Tôm kết hợp cùng táo đỏ: Vitamin trong táo đỏ kết hợp cùng chất asen trong thịt tôm tạo thành thạch tín gây ngộ độc, nặng hơn có thể tử vong.

- Tôm ăn cùng cà chua: Gây ra ngộ độc thực phẩm.

- Hạn chế ăn thịt gà và tôm: Có thể gây ngứa ngáy.

BS chỉ rõ 3 bộ phận của tôm không ăn được vì ít dinh dưỡng, lại chứa kim loại nặng và chất thải của tôm - Ảnh 4.

4. Không nên ăn những con tôm đã chết

Tôm tươi rất giàu histidine, nhưng khi chết histidine bị vi khuẩn phân hủy thành chất histamine gây hại cho cơ thể con người.

Ngoài ra, tôm thường chứa vi khuẩn gây bệnh và các chất độc hại trong dạ dày và ruột nên sau khi chết nó sẽ rất nhanh bốc mùi, hư hỏng, không thể ăn được.

Đặc biệt, tôm chết càng lâu, chất độc tích lũy trong tôm càng nhiều, cố ăn có thể xảy ra ngộ độc.