Thưa bác sĩ, ai cũng biết hăm tã là bệnh phổ biến vào mùa hè, khi khí hậu nóng ẩm, bé dễ bị đổ mồ hôi. Vậy tại sao vào mùa đông, số lượng trẻ bị hăm tã vẫn rất nhiều? Nguyên nhân là từ đâu ạ?

Đúng là khi khí hậu ẩm ướt, da bé đổ nhiều mồ hôi là môi trường thuận lợi cho hăm tã sinh sôi. Nhưng vào mùa đông, khí trời khô lạnh, nguy cơ bị hăm tã vẫn rất cao.

Vốn dĩ làn da trẻ sơ sinh, đặc biệt là trẻ từ 0 đến 24 tháng tuổi rất mỏng manh, gấp 5 lần so với người lớn, rất dễ bị kích ứng bởi các tác nhân từ bên ngoài. Vào mùa đông, khí hậu khô lạnh, da bé dễ bị khô nẻ, lượng bã nhờn tự nhiên suy giảm nên càng dễ bị hăm tã tấn công.

Thời tiết mùa đông có nhiệt độ xuống thấp khiến bố mẹ thường mặc nhiều lớp quần áo để giữ ấm cho con, đồng thời sử dụng tã dày để tránh thay nhiều lần. Nhưng điều đó lại khiến cho da bé tiếp xúc trực tiếp một khoảng thời gian dài với vi khuẩn trong phân và nước tiểu, khiến da dễ bị tổn thương, dẫn đến hăm tã. Ngoài ra, một số bố mẹ có thói quen vội mặc tã cho con sau khi tắm hay vệ sinh vì sợ bé bị lạnh trong khi chưa lau thật khô da bé. Nhưng thật ra, làn da bé bị ẩm ướt khi ủ trong tã, kết hợp với phân, nước tiểu là môi trường thuận lợi cho hăm tã phát triển.

Thưa bác sĩ, ngoài làm kích ứng da, hăm tã còn gây ra những ảnh hưởng gì đến sức khỏe của trẻ?

Khi bị hăm tã, bé thường xuyên quấy khóc và hay giật mình khi ngủ. Không những thế, khi bé đau rát và khó chịu, cảm giác ngon miệng của bé cũng vì thế mà giảm đi. Ở mức độ nghiêm trọng hơn, bé có thể bỏ ăn, sụt cân... ảnh hưởng đến phát triển thể chất của bé.

Bác sĩ Nguyễn Thị Thanh mách mẹ cách phòng hăm tã mùa đông 1
Mùa đông, nguy cơ hăm tã tăng cao, mẹ nên chú ý bảo vệ làn da bé

Với các tác hại bác sĩ vừa trình bày, hăm tã không thể coi thường được. Vậy làm sao để phòng ngừa hăm tã trong mùa đông ?

Vì nguyên nhân chủ yếu gây hăm tã là do làn da bé vốn đã mỏng manh, lại càng mẫn cảm trong mùa đông, phải thường xuyên tiếp xúc với các tác nhân kích ứng từ môi trường bên ngoài. Vì vậy, để bảo vệ bé khỏi các nguy cơ không đáng có này, mẹ nên chủ động phòng chống hăm ngay từ đầu. Đừng để "nước tới chân mới nhảy", chủ động phòng chống bao giờ cũng tốt hơn bị động đối phó.

Trên thị trường hiện nay xuất hiện rất nhiều loại thuốc phòng và trị hăm tã. Vậy theo bác sĩ, các bậc cha mẹ nên dùng loại thuốc nào để mang lại hiệu quả tốt nhất cho con?

Các chuyên gia khuyến cáo rằng thuốc mỡ là giải pháp phù hợp nhất để chống hăm tã cho bé, đặc biệt là thuốc mỡ chiết xuất từ mỡ cừu tự nhiên. Thuốc mỡ có dạng bào chế nước trong dầu, khó tan trong nước giúp cho thuốc mỡ lưu lại lâu trên da, tạo thành một lớp màng ngăn cách hiệu quả, vừa ngăn không cho da bé tiếp xúc với các tác nhân gây kích ứng, nhẹ nhàng bảo vệ làn da bé khỏi chứng hăm tã, vừa rất dễ bôi rửa nên không gây cảm giác khó chịu cho bé khi vệ sinh. Ngoài ra, thuốc mỡ chiết xuất từ mỡ cừu tự nhiên có cấu tạo gần gũi với bả nhờn của người, nên rất thông thoáng, không ngăn cản quá trình “thở” của da bé, không gây bí da, là điều kiện cho hăm tã phát sinh. Chính vì vậy, mẹ nên có thói quen bôi thuốc hăm tã hàng ngày cho con để phòng tránh hăm tã hiệu quả 24/24.

Như bác sĩ cho biết, làn da trẻ sơ sinh rất mỏng manh và nhạy cảm. Vậy nếu sử dụng thuốc mỡ hàng ngày liệu các hóa chất trong thuốc có gây kích ứng da trẻ không thưa bác sĩ?

Do có dạng bào chế nước trong dầu nên vi khuẩn rất khó xâm nhập vào thuốc mỡ, vì vậy dù không có chất bảo quản nhưng thuốc mỡ vẫn được lưu trữ tốt trong thời gian khá lâu. Bên cạnh đó, thuốc mỡ cũng không chứa chất tạo màu, tạo mùi nên mẹ có thể an tâm sử dụng cho con hằng ngày mà không sợ thuốc kích ứng da bé.

Ngoài ra, để củng cố sự an tâm thuốc mỡ không gây kích ứng da con, phụ huynh có thể chọn lựa loại thuốc mỡ có chứa bộ đôi tác động kép Lanolin và Dexpanthenol để gia tăng sức mạnh của “lớp màng bảo vệ” này. Lanolin, chiết xuất từ mỡ cừu tự nhiên, có cấu tạo lipid gần gũi với lớp bã nhờn của người, sẽ giúp bổ sung lượng bã nhờn da bé còn thiếu trong mùa đông, duy trì độ ẩm tối đa cho da bé, tạo thành lớp màng bảo vệ da hiệu quả mà không ngăn cản quá trình “thở” của da. Trong khi đó, Dexpanthenol (tiền vitamin B5) sẽ giúp thúc đẩy quá trình chữa lành hăm tã trên da bé nhanh chóng. Đây là bộ đôi lành tính, đã được FDA (Cơ quan quản lý an toàn về thuốc men và thực phẩm của Mỹ) chứng minh là an toàn ngay cả khi nuốt phải nên mẹ có thể an tâm sử dụng cho bé hàng ngày mà không sợ kích ứng da.

Xin cảm ơn bác sỹ!


Bác sĩ Nguyễn Thị Thanh mách mẹ cách phòng hăm tã mùa đông 2Click tại đây để xem thông tin chi tiết của thuốc mỡ Bepanthen

Để cập nhật những kiến thức và phương pháp giúp làn da của con luôn được mịn màng, khô thoáng và an toàn cả ngày, cha mẹ có thể tham khảo Fanpage Hơi Thở Cho Làn Da Bé tại https://www.facebook.com/HoiThoChoLanDaBe.

Để tìm ra bí quyết có một chiếc mông baby hạnh phúc, xinh đẹp nhất, bố mẹ có thể xem Tiến sĩ Mông giảng bài tại: https://www.youtube.com/watch?v=tUJfqS2P81E.
?rel=0