Là một phần chính của chế độ ăn uống, rau chứa nhiều vitamin và khoáng chất hơn, chúng cũng được công nhận là một trong những thực phẩm giàu chất xơ. Ăn rau thường xuyên có thể bổ sung vitamin và khoáng chất cho cơ thể, có lợi cho sức khỏe của gan, nhưng ăn quá nhiều một số loại rau có thể gây hại cho sức khỏe và thậm chí có thể phát sinh bệnh tật. Trong đó có những loại rau gây hại gan.

Lời khuyên của bác sĩ: ăn nhiều 4 loại rau sẽ đẩy nhanh quá trình tổn thương gan, hãy ăn ít

1. Khoai tây mọc mầm

Bác sĩ nhắc nhở: 4 loại rau hay còn gọi là "vũ khí hại gan" khuyên mọi người ăn càng ít càng tốt - Ảnh 1.

Ảnh minh họa

Sau khi khoai tây nảy mầm, chất solanin có hại cho cơ thể sẽ phát triển, không thích hợp để tiếp tục ăn. Chất độc này rất độc, người lớn uống 0,2g có thể bị ngộ độc, gan của chúng ta là cơ quan chủ yếu thải độc, giải độc, sau khi chất độc xâm nhập vào cơ thể thì gan bị hại nặng nhất.

Điều này rất dễ làm tổn thương gan, trường hợp nặng có thể gây ra bệnh gan. Nhiều người sẽ cắt bỏ phần mọc mầm và ăn tiếp, trên thực tế, sau khi phát triển độc tố sẽ phân bố khắp củ khoai, cắt bỏ một phần sẽ không loại bỏ được hoàn toàn.

2. Mộc nhĩ ngâm lâu

Bác sĩ nhắc nhở: 4 loại rau hay còn gọi là "vũ khí hại gan" khuyên mọi người ăn càng ít càng tốt - Ảnh 2.

Ảnh minh họa

Mộc nhĩ là loại nấm phổ biến nhất, cũng là một loại rau, nhưng khi ngâm mộc nhĩ cần chú ý kiểm soát thời gian. Không để mộc nhĩ ngâm lâu trong nước, ngâm lâu nấm dễ sinh ra axit vi khuẩn là chất gây ung thư. Loại vi khuẩn này cũng hoạt động rất mạnh dưới nhiệt độ cao, sau khi vào cơ thể dễ làm tổn thương gan và gây ung thư gan. Tốt nhất bạn nên ngâm mộc trong vòng hai giờ, nấm sau khi ngâm nên sử dụng luôn.

3. Cà chua chưa chín

Bác sĩ nhắc nhở: 4 loại rau hay còn gọi là "vũ khí hại gan" khuyên mọi người ăn càng ít càng tốt - Ảnh 3.

Ảnh minh họa

Nhắc đến cà chua, ấn tượng nhất là món trứng chiên cà chua, nhưng cà chua chưa chín thì không nên ăn. Được biết, cà chua chưa trưởng thành có chứa độc tố solanin gây hại cho cơ thể, sau khi vào cơ thể sẽ dễ tăng gánh nặng giải độc cho gan và gây hại cho sức khỏe của gan. Ngoài ra, độc tố solanin cũng rất có hại cho thần kinh và có thể khiến cơ thể bị ngộ độc trong trường hợp nặng, do đó, cà chua chưa chín ăn càng ít càng tốt.

4. Rau muối chua

Bác sĩ nhắc nhở: 4 loại rau hay còn gọi là "vũ khí hại gan" khuyên mọi người ăn càng ít càng tốt - Ảnh 4.

Ảnh minh họa

Thời xưa, sản vật khan hiếm, rau không thuận tiện trong việc bảo quản, lúc đó người ta nghĩ ra cách muối chua, vừa tiện bảo quản lại khiến rau có hương vị đậm đà. Tuy nhiên, khi muối chua cần phải cho một lượng lớn muối ăn, sau một thời gian dài lên men sẽ tạo ra một chất gọi là nitrit. Nitrit ăn vào cơ thể người sẽ phản ứng với các amin có trong protein sinh ra độc tố (nitrosamine), sẽ làm tăng nguy cơ phù nề tế bào gan và biến đổi bệnh lý, gây nguy hiểm cho sức khỏe nói chung, sức khỏe của gan nói riêng.

Bệnh gan "ghé thăm", cơ thể có thể có những biểu hiện sau:

- Ăn không tiêu, tiêu chảy: không tổng hợp được mật hiệu quả, thức ăn không được tiêu hóa kịp trong ruột;

- Chảy máu nướu răng, chảy máu cam: chức năng tổng hợp các yếu tố đông máu của gan giảm, cơ thể dễ bị xuất huyết, khó cầm máu.;

- Vàng da: Bilirubin không thể được phân hủy kịp thời và sẽ chảy đến tất cả các bộ phận của cơ thể theo máu;

- Gan bàn tay xuất hiện nốt ruồi nhện: Do gan không thể bất hoạt hiệu quả estrogen, kích thích các mao mạch của da;

- Quầng thâm và chloasma: Độc tố không phân hủy kịp sẽ theo máu lên bề mặt da, gây lắng đọng hắc tố.

Chăm sóc gan, chúng ta phải có thói quen sinh hoạt tốt

Trước hết, không nên thức khuya

Thức khuya là hiện tượng phổ biến của con người hiện nay, thức khuya thường xuyên dễ dẫn đến tình trạng gan bị mất máu nhiều khiến lượng máu trong gan không đủ, không đáp ứng được hoạt động của tế bào gan, làm suy yếu chức năng gan, gây tổn thương gan.

Thứ hai, thức khuya cũng sẽ ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất của cơ thể, giảm sức đề kháng, từ đó giảm khả năng chống lại vi trùng và các bệnh khác.Tốt nhất bạn nên ngủ đủ giấc mỗi ngày, đi ngủ trước 11 giờ để tránh hại gan, tránh sinh bệnh tật.

Thứ hai, ăn sáng và ăn đủ chất

Bác sĩ nhắc nhở: 4 loại rau hay còn gọi là "vũ khí hại gan" khuyên mọi người ăn càng ít càng tốt - Ảnh 5.

Ảnh minh họa

Nhiều người có thói quen bỏ bữa sáng đi làm. Như mọi người đã biết, điều này mang lại tác hại rất lớn cho sức khỏe. Bữa sáng có thể cung cấp năng lượng cho cơ thể và thúc đẩy quá trình tiêu hóa dịch mật trong túi mật, nếu không ăn bữa sáng sẽ khiến cho một lượng lớn dịch mật bị tích tụ trong túi mật và gây ra bệnh viêm túi mật, ngoài ra do gan và túi mật thông nhau, nó cũng sẽ gây hại cho sức khỏe của gan.

Trong cuộc sống hàng ngày, cần tránh tối đa một số thực phẩm chứa nhiều đường, dầu, muối,…, có thể chọn ăn nhiều rau, củ, quả và ngũ cốc nguyên hạt. Cần đảm bảo độ tươi ngon và vệ sinh của thực phẩm, cũng như đảm bảo cân đối dinh dưỡng để tránh suy dinh dưỡng hoặc dư thừa.

Cuối cùng, hãy tập thể dục thường xuyên

Tập thể dục là đảm bảo cơ bản cho sức khỏe, tham gia tập thể dục có thể tăng cường hoạt động của cơ thể, giúp đào thải chất độc ra khỏi cơ thể nhanh hơn, giảm bớt công việc giải độc của gan.

Sau khi các chất độc giảm đi sẽ giúp tăng cường hoạt động của các cơ quan nội tạng, còn có thể nâng cao sức đề kháng của cơ thể đối với vi trùng, có lợi cho sức khỏe. Ngoài ra, tập thể dục còn có tác dụng làm tiêu hao lượng mỡ trong cơ thể, làm giảm sự xuất hiện của gan nhiễm mỡ.

Nguồn: Sohu, 163, Kknews