Ấy vậy mà, sau khi phim đóng máy, Bạch Long Mã trắng trẻo, oại hùng lại có số phận bi đát đến độ nhắc tới cả đoàn phim đều cảm thương. Bạch Long Mã là chú ngựa trắng được sư phụ Đường Tăng cưỡi đi thỉnh kinh. Chú là hóa thân của Ngao Liệt - Tam Thái Tử con trai Long Vương. Và chú ngựa trắng thủ diễn vai này được đoàn làm phim tìm thấy trong một trại ngựa quân đội.
Trước đó vào thời điểm quay phim, ngựa bạch khá hiếm nên nhân viên đạo cụ đã không ít lần phải sơn trắng lên các chú ngựa nâu để tạo hình chuẩn cho nhân vật tứ chi này đến trước khi gặp Bạch Long. Và cũng như tất cả diễn viên, nhân viên đoàn làm phim, Bạch Long Mã cũng phải di chuyển khắp nơi, từ đồng bằng phẳn lặng đến núi non trùng điệp, hiểm nguy.
Bạch Long Mã thời oai phong đi khắp chốn cùng đoàn phim (Ảnh: Internet)
Và không ít lần, tính mạng của chú ngựa trắng này cũng rơi vào cảnh ngàn cân trao sợi tóc. Trong cuốn hồi ký "Chín chín tám mốt kiếp nạn của tôi" của đạo diễn Dương Khiết có ba lần nhắc tới Bạch Long Mã đã phải chịu mạo hiểm vì đoàn phim, nhưng may mắn đều thoát nạn bởi sự giúp đỡ của mọi người xung quanh và nỗ lực của riêng bản thân chú ngựa.
Không như những con ngựa khác, đạo diễn Dương Khiết và hầu hết đoàn làm phim đều cho rằng Bạch Long mã là con ngựa rất thông minh, có tình cảm và hiểu được lời nói của mọi người. Cho dù không nói được nhưng qua biểu đạt của ánh mắt cũng đủ cảm thấy tình cảm của nó. Và sau 5 năm bôn ba khắp nơi với đoàn làm phim, sau khi Tây Du Ký đóng máy, tất cả diễn viên đều 1 bước thành sao duy chỉ duy nhất Bạch Long Mã chịu cảnh úa tàn do rơi vào tay kẻ bất lương.
Chú ngựa trắng này đã không ít lần rơi vào cảnh ngàn cân treo sợi tóc nguy hiểm tính mạng (Ảnh: Internet)
Đạo diễn Dương Khiết có viết đôi lời với sự áy náy khôn xiết bởi bà đã không bảo vệ hay can thiệp được gì để giúp đỡ chú ngựa trắng này sau khi phim quay xong. Khi ngựa được đưa đi, Dương Khiết không được biết lãnh đạo đài đã đưa nó đi đâu. Chỉ sau này bà mới được nghe nói, cả ngựa lẫn những đạo cụ được sử dụng trong Tây du ký hết thảy đều được đưa tới Vô Tích. Còn có tin chú ngựa được mang ra làm cảnh, bên cạnh còn có tấm biển đề Bạch Long Mã trong phim Tây du ký. Du khách muốn cưỡi và chụp ảnh cùng sẽ phải bỏ ra ngần này tiền là được phép chụp ảnh cùng, bỏ ra bao nhiêu tiền sẽ được cỡi lên lưng và chụp ảnh với ngựa, thêm bao nhiêu tiền có thể cỡi ngựa đi một vòng…
Đạo diễn Dương Khiết nghe vậy thực sự thấy sốc, giờ đây chú ngựa bạch mà bà yêu quý lại được mang ra để kiếm tiền mua vui cho thiên hạ. Có thể trong đoàn Tây du ký, chú ngựa này không khác nào một "công thần", trải bao khổ ải cùng các thành viên trong đoàn, chịu mưa gió, rét mướt, trèo đèo lội suối, vào sinh ra tử không biết bao lần.
Trèo đèo, lội suối...Bạch Long Mã thực hiện chẳng nề chi (Ảnh: Internet)
Nữ đạo diễn Dương cho rằng, đó không nên là một kết thúc xứng đánh dành cho chú ngựa này, thế nhưng bản thân bà cũng không thể làm gì được hơn, bà đâu có quyền hay năng lực gì để đòi lại công bằng cho ngựa.
Sau đó, vị đạo diễn có tâm này đã hai lần tìm đến Vô Tích để thăm "đứa con" tứ chi nhưng biết thương biết giận, có tình cảm không khác gì con người vào năm 1995 (khi bà quay phim Tư Mã Thiên) và 1996 (khi Dương Khiết khởi quay Tây Thi). Cả hai lần gặp gỡ ngựa xưa, vị đạo diễn nhỏ bé đã không khỏi cầm được nước mắt khi thấy Bạch Long Mã oai nghiêm, hùng dũng ngày nào bị đối xử tệ bạc, trở nên gầy gò, ốm yếu, ngay cả bộ lông trắng “thương hiệu” của nó cũng ố vàng vì lâu ngày không được tắm rửa vệ sinh.
Lần cuối cùng đạo diễn Dương Khiết tái ngộ Bạch Long Mã, nó đã biến thành chú ngựa xác xơ (Ảnh: Internet)
Vậy là kết thúc một kiếp làm bạch mã, cũng vào sinh ra tử, trèo đèo lội suối chịu biết bao khổ cực với đoàn phim, nhưng cuối cùng vì thân phận tứ chi mà Bạch Long Mã lại tiếp tục chịu cảnh khổ ải, thật quá sức đáng thương.
Không lâu sau lần gặp gỡ cuối cùng, đạo diễn Dương Khiết được tin Bạch Long Mã đã qua đời do già yếu và được chôn cất ở một khu vực đồi núi tại Vô Tích, nhưng thực hư chuyện an táng của chú ngựa trắng xấu số này ra sao thì không ai rõ.
(Tổng hợp)