Những giai đoạn khủng hoảng tâm lý là cơn ác mộng của cha mẹ. Và tôi – là cha của 4 đứa con đã từng được “nếm mùi” những cơn ác mộng đó.

Bài học xương máu khi xử lý những cơn khủng hoảng tâm lý của trẻ - Ảnh 1.

Khủng hoảng tuổi lên 3 - nỗi ngán ngẩm của các cha mẹ (Ảnh minh họa)

Một lần, cha con tôi đang ở trong một sân bay lớn ở châu Âu và đứa con gái 3 tuổi của tôi đã gây phiền phức khi không chịu bước qua máy quét an ninh của sân bay. Sau nhiều lần cằn nhằn và hối lộ, cuối cùng, chúng tôi cũng qua được cửa an ninh, nhưng tôi phải đến cửa hàng đầu tiên bên trong nhà ga và mua một chiếc kem cho con bé theo như lời hứa.

Thế nhưng, việc mua kem lại giống như việc khởi động một cái bẫy. Sau khi tôi lấy kem ra và đưa cho con gái thì con bé bắt đầu la hét – những tiếng hét như muốn xé tan lồng ngực. Lý do đơn giản chỉ vì con gái muốn giữ lại bao bì của que kem có hình công chúa, trong khi tôi đã vất nó vào thùng rác gần nhất mất rồi.

Bây giờ, tôi chỉ có 2 lựa chọn: một là đi mua một que kem khác. Hai là đi ra khỏi sân bay cùng với một “cái đuôi” tay thì đang cầm kem, miệng thì la hét. Tôi đã quyết định chọn phương án thứ 2.

Trên đường đi, tôi phải chịu đựng ánh nhìn của những người xung quanh dành cho một người cha tồi. Họ không hiểu chuyện gì đã xảy ra, nhưng việc để một đứa trẻ la hét, khóc lóc ở nơi công cộng là điều kinh khủng. Tôi nhận ra rằng, tốt nhất, bạn đừng bao giờ giải quyết những cơn khủng hoảng tâm lý của trẻ bằng cách hứa sẽ mua kem, đồ chơi, bánh, kẹo hay bất cứ thứ gì khác chỉ nhằm mục đích xoa dịu sự cáu kỉnh nhất thời của trẻ. Đó không phải là giải pháp lâu dài.

Như trường hợp của tôi, tôi đã nghĩ nếu mình mua một que kem cho con thì sẽ tránh được một tình huống xấu, nhưng trong thực tế, nó lại là nguồn cơn tạo ra một chuỗi những điều tồi tệ khác.

Bài học xương máu khi xử lý những cơn khủng hoảng tâm lý của trẻ - Ảnh 2.

Trẻ sẵn sàng la hét, khóc lóc, lăn ra ăn vạ ngay cả khi ở nơi công cộng, không quan tâm xem cha mẹ "muối mặt" như thế nào (Ảnh minh họa).

Thế đấy, bạn chỉ nên sử dụng kem, đồ chơi là phần thưởng chứ không nên dùng nó là để đáp ứng nhu cầu cho các chiêu trò của trẻ. Ví dụ vào một buổi tối, đứa con 5 tuổi của tôi thỏ thẻ với giọng điệu vô cùng dễ thương:

- Bố, con ăn kem được không?

- Thế sáng mai con có đánh răng trước khi đi học không?

- Không.

- Vậy thì bố xin lỗi nhé, con không được ăn kem.

Chuyện gì sẽ xảy ra tiếp theo? Con tôi đã nắm chặt hai tay lại, môi bĩu ra, mếu máo, nước mắt đầm đìa,… Nhưng bằng sự kiên quyết, tôi nhất định bảo vệ lời nói của mình. Một giây im lặng trôi qua trong tâm trí con gái 5 tuổi của tôi và cô bé đã quyết định sáng mai sẽ đánh răng trước khi đi học. Mặc dù, sự lựa chọn này không làm cho con bé hạnh phúc nhưng con bé phải chấp nhận nó để được ăn kem.

Tóm lại là, bạn phải tạo ra động cơ rồi mới khen thưởng. Khen thưởng cho hành động tích cực của trẻ, chứ không phải để xoa dịu những khó chịu tạm thời của bạn.

Nguồn: Fatherly