Nhật Bản hiện là một trong số ít những quốc gia có tỉ lệ dân số sống thọ cao nhất thế giới. Điều đặc biệt là ở chỗ, mặc dù vị trí địa lý và thời tiết không mấy thuận lợi, thường xuyên xảy ra động đất, nhưng người Nhật vẫn duy trì cách sống chú ý tới những bí quyết chăm sóc sức khỏe tuyệt vời.

Một trong những bí mật mà nhiều người dân ở các quốc gia khác luôn muốn biết, đó là vì sao họ có thể sống khỏe, sống thọ?

Bài viết này giới thiệu cho bạn một bài tập thể dục quan trọng, phổ cập và được người dân Nhật vô cùng yêu thích, có lịch sử gần 90 năm và vẫn duy trì đều đặn ở mọi tầng lớp nhân dân. Cuối bài có video hướng dẫn chi tiết cách tập luyện chỉ trong khoảng 10 phút để bạn tiện tập theo.

Bài thể dục Rajio Taisou có gì đặc biệt mà toàn nước Nhật duy trì tập đã gần 90 năm? - Ảnh 1.

Poster giới thiệu bài tập Radio Taiso năm 1932 (Nguồn: Ritsumeikan University)

Bài thể dục Rajio Taisou có gì đặc biệt mà toàn nước Nhật duy trì tập đã gần 90 năm? - Ảnh 2.

Người dân Nhật tập Radio Taiso những năm 1930 (Nguồn: Jpninfo)

Bài thể dục Rajio Taisou có gì đặc biệt mà toàn nước Nhật duy trì tập đã gần 90 năm? - Ảnh 3.

Hình ảnh hướng dẫn bài tập trên đài NHK của Nhật (Nguồn: Voyapon)

Bài thể dục Rajio Taisou có gì đặc biệt?

Rajio Taisou (tiếng Anh gọi là Radio Taiso) có nghĩa là bài thể dục vừa nghe nhạc trên radio vừa tập, có thể tập mọi lúc mọi nơi với những động tác đơn giản, dựa trên tiết tấu nhạc piano.

Ra đời vào khoảng năm 1928, bắt đầu từ việc người dân Nhật muốn thực hiện một bài tập thể dục buổi sáng để tăng cường sức khỏe. Cho đến nay, bài tập này phổ biến từ trong nhà tới trường học, từ trẻ em đến người già, trên đường phố hay công viên, người dân Nhật vẫn hăng say tập luyện.

Từ khi ra đời đến nay, Radio Taiso được đài quốc gia NHK phát sóng trong khung giờ từ 6h30-6h40 hoặc từ khung giờ 8h40 đến 8h50 hàng ngày để người dân có thể lựa chọn và sắp xếp thời gian tập theo nhạc.

Radio Taiso gồm 2 phần, mỗi phần gồm 13 động tác, chủ yếu là vận động đơn giản như những bài tập thể dục nhịp điệu, vươn vai, cử động tay chân và các bộ phận khác trên cơ thể.

Bài thể dục Rajio Taisou có gì đặc biệt mà toàn nước Nhật duy trì tập đã gần 90 năm? - Ảnh 4.

Học sinh Nhật đang tập bài Radio Taiso

Bài thể dục Rajio Taisou có gì đặc biệt mà toàn nước Nhật duy trì tập đã gần 90 năm? - Ảnh 5.

Người cao tuổi đang thực hành bài tập.

Bài thể dục Rajio Taisou có gì đặc biệt mà toàn nước Nhật duy trì tập đã gần 90 năm? - Ảnh 6.

Tác dụng của bài tập Rajio Taisou

Tác dụng của bài tập thể dục này là giúp cơ thể nâng cao khả năng vận hành của mạch máu, tăng tuần hoàn máu, cải thiện sự linh hoạt của các bộ phận trên cơ thể.

Trải qua nhiều thăng trầm của lịch sử, những năm tháng chiến tranh, nhưng người Nhật vẫn duy trì bài thể dục này, phát đều đặn trên sóng phát thanh và truyền hình để toàn dân, học sinh, công nhân, dân văn phòng và binh lính có thể tập theo, duy trì sức khỏe.

Sau này, bài tập Radio Taiso có sự cải biến và thay đổi để phù hợp hơn với thể trạng của đa số người dân, làm cho nó trở thành bài tập thể dục bình dân nhất, với mục đích tập để thức tỉnh vào mỗi buổi sáng. Thông qua bài tập, cơ thể được kích hoạt các chức năng thần kinh, giúp hệ tuần hoàn đưa máu đi khắp nơi trên cơ thể một cách thuận lợi, từ đó có tác dụng làm tỉnh ngủ.

Hiện nay, ước tính có khoảng 28 triệu người Nhật đang duy trì bài tập thể dục này. Vì những tác dụng tuyệt vời của bài tập mà hiện nay, một số quốc gia trên thế giới như Peru, Brazil cũng đang tập bài tập này như là một nét văn hóa đặc trưng của người dân.

Bài thể dục Rajio Taisou có gì đặc biệt mà toàn nước Nhật duy trì tập đã gần 90 năm? - Ảnh 7.

Bài thể dục Rajio Taisou có gì đặc biệt mà toàn nước Nhật duy trì tập đã gần 90 năm? - Ảnh 8.

Bài thể dục Rajio Taisou có gì đặc biệt mà toàn nước Nhật duy trì tập đã gần 90 năm? - Ảnh 9.

Bài thể dục Rajio Taisou có gì đặc biệt mà toàn nước Nhật duy trì tập đã gần 90 năm? - Ảnh 10.

Hướng dẫn cách tập Rajio Taisou

Phần 1:

Hướng dẫn bài tập thể dục Rajio taisou của Nhật Bản (Phần 1)

Phần 2:

Hướng dẫn bài tập thể dục Rajio taisou của Nhật Bản (Phần 2)

*Theo Health/Wiki/Jpninfo/Voyapon