Gần đây trên mạng xã hội đồng loạt các mẹ "tung hô" bài thuốc chữa ho – cảm – sổ mũi cho trẻ nhỏ bằng củ hành tăm (hay còn gọi là củ nén) rất hiệu quả. Theo bài thuốc này, trước khi ngủ dùng một ít củ hành tăm rửa sạch, giã nhỏ sau đó đắp vào chân để qua đêm. Nếu làm theo phương pháp này áp dụng 3 lần sẽ hết sổ mũi, sốt và ói được ra đờm xanh.

Facebook H.A chia sẻ kinh nghiệm chăm con như sau: Đây là bí quyết của một chị chia sẻ vè em đã thử làm cho bé thành công. Hãy cùng chia sẻ cho ai chưa biết. Mỗi tối trước khi đi ngủ dùng hành tăm rửa sạch, giã dập rồi áp vào lòng bàn chân bé, lấy băng dán lại, để xuyên đêm, sáng hôm sau tháo bỏ hành tăm ra khỏi chân. Làm liên tục như vậy trong 3 đêm bé sẽ đỡ sổ mũi nhiều. Mình thấy nhiều mẹ chia sẻ củ này khá nóng, mình khuyên các mẹ chỉ dùng nước tiết ra khi giã xoa xoa vào lòng bàn chân để tránh làm tổn thương da bé.

Bài thuốc chữa ho, cảm, sổ mũi bằng củ hành tăm được nhiều mẹ bỉm sữa tung hô thực hư như nào? - Ảnh 1.

Bài thuốc chữa ho, cảm, sổ mũi bằng củ hành tăm được nhiều mẹ bỉm sữa tung hô thực hư như nào? - Ảnh 2.

Bài thuốc chữa ho, cảm, sổ mũi bằng củ hành tăm được nhiều mẹ bỉm sữa tung hô thực hư như nào? - Ảnh 3.

Các bước dùng hành tăm trị ho, sổ mũi cho trẻ được các mẹ bỉm sữa lan truyền trên mạng.

Nói về bài thuốc chữa ho này, lương y Đa khoa Bùi Đắc Sáng, Viện Hàn lâm Khoa học & Công nghệ Việt Nam, Hội Đông y Hà Nội cho hay, hành tăm là gia vị khá phổ ở miền Trung có họ với hành và tỏi nhưng cay hơn. Trong Đông y, hành tăm còn có công dụng như một vị thuốc kì diệu, đóng vai trò như một cây thuốc nam quanh nhà của người miền Trung.

Hành tăm có vị cay, tính ấm, mùi hăng và nồng, có tác dụng chữa trúng gió, giải cảm, sốt rét, trị ho, tiêu đờm, giúp đổ mồ hôi, sát khuẩn, lợi tiểu, trị cảm hàn, bí tiểu, bị côn trùng hay rắn độc cắn. Ở miền Trung, người dân còn trồng hành tăm quanh vườn để đuổi rắn rết.

"Trong củ hành tăm có chứa hoạt chất metylpen – tyldisulfid, pentylhydrodisulfid và silic… đây đều là những chất có tính kháng sinh, giúp sát trùng đường hô hấp, ngăn cảm cúm khi dùng hành tăm ăn thường xuyên", lương y Bùi Đắc Sáng nói.

Bài thuốc chữa ho, cảm, sổ mũi bằng củ hành tăm được nhiều mẹ bỉm sữa tung hô thực hư như nào? - Ảnh 4.

Trong Đông y, hành tăm còn có công dụng như một vị thuốc kì diệu.

Theo lương y Bùi Đắc Sáng, dùng củ hành tăm đắp vào chân để trị ho, sổ mũi sẽ không hiệu quả bằng đường uống. Không những thế, hành tăm có tính ấm nếu đắp vào chân trẻ nhỏ có thể gây bỏng da trẻ.

Dùng Lương y Bùi Đắc Sáng gợi ý dùng hành tăm đúng cách để chữa bệnh cảm, cúm, ho, sổ mũi như sau: Người bị cảm lấy một nắm hành tăm giã nát, hòa ít nước uống. Nếu có lá hành tăm thì vò nát với gừng, cho vào túi lưới hay khăn mỏng đánh gió bên ngoài cho người bệnh. Người lớn trẻ nhỏ nghẹt mũi, thở không thông, lấy nắm nhỏ hành tăm nén sắc lấy nước uống, ngày khoảng 2-3 lần, sau vài ngày sẽ khỏi bệnh.

Ths.BS Lê Ngọc Duy, Phó Trưởng khoa Cấp cứu – Chống độc, Bệnh viện Nhi Trung ương cho hay, thời tiết lạnh giá độ ẩm trong không khí và nhiệt độ thấp khiến cho các loại vi khuẩn, virus có điều kiện phát triển là cơ thể dễ bị bệnh. Trẻ nhỏ là đối tượng dễ mắc các bệnh lây qua đường hô hấp nhất bởi sức đề kháng kém do hệ miễn dịch chưa hoàn thiện và trẻ chưa ý thức được khả năng tự phòng bệnh.

Bài thuốc chữa ho, cảm, sổ mũi bằng củ hành tăm được nhiều mẹ bỉm sữa tung hô thực hư như nào? - Ảnh 5.

Nếu có biểu hiện của bệnh nên khám bác sĩ nhi khoa sớm để tránh bị biến chứng nặng lên không đáng có (Ảnh minh họa).

Chuyên gia khuyến cáo không nên tự ý điều trị ho, sổ mũi theo những cách lan truyền trên mạng sẽ rất nguy hiểm. Cách đây không lâu khoa đã tiếp nhận trường hợp bệnh nhi 2 tháng tuổi có biểu hiện sốt, ho, chảy mũi. Bố mẹ cho rằng cháu bị cảm nên chỉ cho uống 1 các loại thảo dược, áp dụng chữa ho theo phương pháp dân gian mà không đi khám. Khi bé bỏ bú, bệnh tiến triển nặng vì suy hô hấp dẫn tới ngừng tim, bé đã không qua khỏi.

"Để phòng ngừa mắc các bệnh viêm đường hô hấp cho trẻ nhỏ bố mẹ nên cho trẻ mặc đủ ấm, ăn thức ăn giàu dinh dưỡng trong những ngày trời chuyển lạnh. Chú ý vệ sinh, ăn chín uống sôi để đề phòng bệnh tiêu hóa và bệnh ngoài da. Bên cạnh đó cần phải tiêm phòng đầy đủ và nếu có biểu hiện của bệnh nên khám bác sĩ nhi khoa sớm để tránh bị biến chứng nặng lên không đáng có", bác sĩ Duy cho hay.