Trong những năm gần đây, chương trình toán tiểu học đã chứng kiến sự thay đổi đáng kể, bổ sung thêm nhiều dạng bài tập đòi hỏi sự sáng tạo và tư duy logic phức tạp. Điều này không chỉ tạo ra thách thức cho các em học sinh mà còn khiến cho nhiều phụ huynh cảm thấy lúng túng, bất lực khi không thể theo kịp và hỗ trợ con em mình trong quá trình học tập tại nhà.

Các bài toán hiện nay được đưa ra để nhấn mạnh vào việc phát triển kỹ năng giải quyết vấn đề thực tiễn, thay vì chỉ tập trung vào các phép tính đơn thuần, điều này đòi hỏi phụ huynh phải không ngừng học hỏi và thích nghi để có thể đồng hành cùng con trên hành trình khám phá tri thức.

Bài toán đọc xong không ai hiểu: "Meo meo, meo meo, meo meo" bằng bao nhiêu? - Biết đáp án nhiều người "xỉu ngang" - Ảnh 1.

Ảnh minh họa

Theo tờ Sohu , một bà mẹ Trung Quốc có con học tiểu học mới đây đã tá hỏa khi thấy bài tập bài nhà của con. Vì quá bất ngờ, phụ huynh này đã đăng lên mạng để tìm kiếm sự giúp đỡ của dân tình, nhưng ai xem xong cũng lắc đầu: "Không thể hiểu nổi".

Cụ thể bài toán gồm 4 câu như sau:

"Với từ quy tắc có sẵn, viết phép nhân:

(1) Ting ting ting, ting ting ting.

(2) Hu hu hu, hu hu hu, hu hu hu.

(3) A, a, a, a.

(4) Meo meo, meo meo, meo meo".

Bài đăng của phụ huynh này nhanh chóng gây bão cộng đồng mạng. Trong số vô vàn bình luận, comment của một giáo viên tiểu học thuộc trường Tiểu học liên kết với Đại học Khoa học và Công nghệ Trung ương đã đưa ra hướng dẫn cho bài toàn này như sau.

Giáo viên này cho rằng chìa khóa để giải những câu hỏi dạng này là quy luật của từ tượng thanh. Từ tượng thanh là từ mô phỏng âm thanh của tự nhiên, của con người. Trong đó, "tượng" tức là mô phỏng và "thanh" là âm thanh. Phần lớn từ tượng thanh là từ láy.

Ví dụ ở câu (1), có 2 cụm từ "ting ting ting" được ngăn cách với nhau bởi dấu phẩy. Trong mỗi cụm từ thì đều có 3 chữ "ting". Như vậy, phép tính của bài này sẽ là: 2 x 3 = 6.

Tương tự ở câu (2), có 3 cụm từ "hu hu hu" được ngăn cách với nhau bởi dấu phẩu. Trong mỗi cụm từ "hu hu hu" đều có 3 chữ "hu". Như vậy, phép tính của bài này sẽ là: 3 x 3 = 9.

Đáp án cho câu (3) và (4) cũng tương tự: 4 x 1 = 4; 3 x 2 = 6.

Sau khi đọc xong lời giải, nhiều phụ huynh vẫn tỏ ra bức xúc vì như thế này chẳng khác gì yêu cầu học sinh phải vừa làm toán vừa học đọc hiểu, suy luận từng câu chữ. Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng cách đặt đề bài mới mẻ như thế này thực chất có thể giúp học sinh rèn luyện tư duy sáng tạo và liên tưởng. Còn bạn, bạn nghĩ sao về bài toàn này?