Toán tiểu học tưởng chừng chỉ là chuyện "cộng trừ nhân chia" đơn giản, nhưng thực tế lại có nhiều bài khó không tưởng. Nào là toán đố mẹo, rồi đến các bài toán đố lắt léo kiểu "ba mẹ mua 5 quả cam, ăn mất 2 quả, hỏi nhà còn mấy người ăn?" - nghe thôi đã thấy chóng mặt.
Đó là chưa kể đến việc chương trình giảng dạy ngày nay còn có nhiều sự khác biệt so với các thế hệ trước. Chính vì điều đó mà các buổi tối làm bài tập của con trở thành "đấu trường" trí tuệ đầy vui nhộn, nơi cha mẹ và con cùng nhau "cân não" để giải mã những bài toán tưởng chừng đơn giản mà không hề giản đơn chút nào.
Mới đây, MXH xôn xao trước một bài toán của học sinh tiểu học như thế. Được biết, đây là bài số 10 trong phiếu bài tập với yêu chỉ một chữ duy nhất: "Số?".
Ở phép tính đầu tiên yêu cầu điều số vào chỗ trống với phép tính "7 + 10 > … + 5". Rất nhanh chóng, con của phụ huynh này điền đáp án vào ô trống là "5". Như vậy, kết quả sẽ thành "17 > 10" thỏa mãn yêu cầu của đề bài.
Tuy nhiên đến phép tính thứ 2, nhiều người "tá hỏa" vì không thể tìm được đáp án chính xác. Cụ thể phép tính như sau: "10 + 4 < 14 - …".
Nhiều người nhận ra sự bất ổn từ bài toán này. Xét vế trái "10 + 4 = 14", như vậy phép tính lúc này sẽ thành "14 < 14 - …". Tuy nhiên, nhiều người không thể tìm được một số điền vào "..." để khi lấy 14 trừ đi sẽ ra được một số lớn hơn số 14 ở vế trái.
Nhiều người bảo sẽ điền số âm vào chỗ "...", tuy nhiên hãy nhớ rằng đây là bài toán của học sinh tiểu học, mà học sinh tiểu học chưa học về số âm. Vậy nên, ý tưởng điền số âm vào chỗ "..." là hoàn toàn không hợp lý.
Netizen "đau đầu" để tìm ra số cần điền để thỏa mãn điều kiện đề bài:
- Bài toán này đúng là đánh đố luôn, làm thế nào 14 lại nhỏ hơn chính nó được?
- Chắc người ra đề quên kiểm tra lại trước khi phát hành, chứ bài này đúng là "căng não" nhưng không có lời giải!
- "14 < 14 - …" là một kiểu nghịch lý không thể giải được, hay đây là câu hỏi mẹo để kiểm tra tư duy logic?
- Bài này đúng kiểu: Càng nghĩ càng đau đầu, càng tính càng thấy mình "sai sai" ở đâu đó!.
- Câu này nên đổi tên thành "bài toán không có lời giả".
Còn bạn, bạn có giải được bài toán này không?