Cô gái 21 tuổi bị nhiễm giun sán khiến bàn chân sưng to gấp 3 lần

Tawheeda Jan, đến từ Ấn Độ, mắc bệnh giun chỉ bạch huyết - một tình trạng thường được gọi là bệnh phù chân voi. Nó đã khiến chân và bàn chân trái của cô sưng lên rất nhanh. Trước đó, người phụ nữ này chưa bao giờ xỏ giày đi ở ngoài nền đất.

Bàn chân sưng to gấp 3 lần vì nhiễm giun sán khiến cô gái 21 tuổi có khả năng mất cả tương lai - Ảnh 1.

Tawheeda Jan, đến từ Ấn Độ, mắc bệnh giun chỉ bạch huyết - một tình trạng thường được gọi là bệnh phù chân voi.

Trong một cuộc phỏng vấn với Barcroft TV, cô nói: "Từ khi còn bé, tôi đã có đôi chân như thế này. Nó gây ra rắc rối nghiêm trọng khiến cuộc sống của tôi không bình thường chút nào". Cô Jan, ở bang Jammu và Kashmir, chưa bao giờ đi vừa một đôi giày vì kích thước khổng lồ của đôi bàn chân. Do đó, việc xỏ giày dép đối với cô là điều quá đỗi xa xỉ. Cô luôn thích thú với những đôi giày lạ mắt nhưng không đủ may mắn để xỏ vừa chúng.

"Tôi từng có một đôi giày tuyệt đẹp vào năm 2014 nhưng sau đó tôi phải tặng chúng cho một người bạn", người phụ nữ tiết lộ. Cô Jan đã trải qua một vài cuộc phẫu thuật, bao gồm cả việc loại bỏ 8 ngón chân nhưng cũng không thành công trong việc giúp đôi chân của cô có thể đi vừa size giày dép.

Bàn chân sưng to gấp 3 lần vì nhiễm giun sán khiến cô gái 21 tuổi có khả năng mất cả tương lai - Ảnh 2.

Cô Jan đã trải qua một vài cuộc phẫu thuật, bao gồm cả việc loại bỏ 8 ngón chân nhưng cũng không thành công trong việc giúp đôi chân của cô có thể đi vừa size giày dép.

"Ngón chân của tôi bị cắt bỏ vì các bác sĩ nghĩ rằng có thể ngăn chặn sự phát triển của bàn chân. Hiện tại khi cảm thấy tốt hơn một chút thì chân trái lại bắt đầu gây ra rắc rối cho tôi", Jan nói. Jan thậm chí đã phải dừng việc học vì không thể đi vưa giày dép đến trường, vì không thể chỉn chu từ đầu đến cuối trong bất cứ bộ đồ nào. Hơn nữa, nếu tiếp tục muốn học lên, cô phải di chuyển đến một ngôi làng khác với quãng đường khá xa – điều mà đôi chân cô không cho phép.

Gia đình Jan đã đi rất nhiều để gặp các bác sĩ để điều trị có thể - nhưng cho đến nay vẫn chưa có bất kỳ thành công nào trong việc điều trị tình trạng của cô. "Trong mùa đông, tôi bị nứt nẻ ở chân vì không thể đi giày. Tôi phải đi chân trần và đau vô cùng đau", Jan cho hay.

Bàn chân sưng to gấp 3 lần vì nhiễm giun sán khiến cô gái 21 tuổi có khả năng mất cả tương lai - Ảnh 3.

Gia đình Jan đã đi rất nhiều để gặp các bác sĩ để điều trị có thể - nhưng cho đến nay vẫn chưa có bất kỳ thành công nào trong việc điều trị tình trạng của cô.

Bệnh phù chân voi – Căn bệnh có thể tìm đến bạn dễ dàng qua đường muỗi đốt

Theo Tổ chức Y tế Thế giới WHO, bệnh phù chân voi hình thành từ một hệ bạch huyết bị suy yếu, dẫn đến sự mở rộng bất thường của cơ thể do nhiễm ký sinh trùng từ vết muỗi đốt. Gần 856 triệu người ở 52 quốc gia trên toàn thế giới có nguy cơ mắc bệnh chân voi, còn được gọi là bệnh giun chỉ bạch huyết. Vào năm 2000, hơn 120 triệu người bị nhiễm bệnh, trong đó khoảng 40 triệu người bị biến dạng và mất khả năng mắc bệnh.

Theo thông tin từ Viện Sốt rét – Ký sinh trùng – Côn trùng TP.HCM, bệnh giun chỉ bạch huyết hay còn được gọi là bệnh phù chân voi, là một bệnh nhiệt đới bị lãng quên (Neglected tropical disease - NTD), làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe cộng đồng ở nhiều quốc gia nhiệt đới và cận nhiệt đới trên thế giới.

Bàn chân sưng to gấp 3 lần vì nhiễm giun sán khiến cô gái 21 tuổi có khả năng mất cả tương lai - Ảnh 4.

Theo Tổ chức Y tế Thế giới WHO, bệnh phù chân voi hình thành từ một hệ bạch huyết bị suy yếu, dẫn đến sự mở rộng bất thường của cơ thể do nhiễm ký sinh trùng từ vết muỗi đốt.

Ở nước ta, bệnh giun chỉ bạch huyết thường gặp ở một số vùng. Sự lưu hành bệnh giun chỉ phụ thuộc vào mật độ ấu trùng giun chỉ trong máu người bệnh. Triệu chứng lâm sàng thường khó phát hiện trong giai đoạn đầu của bệnh.

Khi muỗi nhiễm ký sinh trùng đốt người lành, ký sinh trùng được lắng đọng trên da, từ đó xâm nhập vào cơ thể. Sau đó ấu trùng di chuyển đến mạch bạch huyết từ đó chúng phát triển thành giun trưởng thành trong hệ bạch huyết con người. Bệnh nhân có thể nhiễm bệnh từ thời thơ ấu, nhưng sự đau đớn, biến dạng thường xảy ra ở giai đoạn sau này, gây ra tàn tật vĩnh viễn.

Bệnh giun chỉ bạch huyết là một căn bệnh gây ra đau đớn và biến dạng nặng. Trong khi nhiễm bệnh thường xuất hiện lúc nhỏ, nhưng các biểu hiện có thể nhìn thấy rõ sau này trong cuộc đời. Bệnh gây ra tình trạng khuyết tật tạm thời hoặc vĩnh viễn.

Bàn chân sưng to gấp 3 lần vì nhiễm giun sán khiến cô gái 21 tuổi có khả năng mất cả tương lai - Ảnh 5.

Để phòng tránh bệnh, mọi người cần chú ý môi trường nhà ở phải thoáng mát, sạch sẽ, hạn chế muỗi vào nhà, lấp bớt ao tù, nước đọng, khơi thông cống rãnh.

Bệnh giun chỉ bạch huyết thực tế khó chẩn đoán trên lâm sàng ở giai đoạn đầu. Trường hợp bệnh nhân sống trong vùng bệnh lưu hành, có triệu chứng phù voi, tiểu ra dưỡng trấp thì chẩn đoán dễ dàng hơn. Đối với người sống ngoài vùng lưu hành bệnh, việc chẩn đoán lâm sàng gặp nhiều hạn chế. Vì vậy phải căn cứ vào kết quả xét nghiệm phát hiện ấu trùng giun chỉ.

Để phòng tránh bệnh, mọi người cần chú ý môi trường nhà ở phải thoáng mát, sạch sẽ, hạn chế muỗi vào nhà, lấp bớt ao tù, nước đọng, khơi thông cống rãnh. Chú ý mặc quần áo kín khi lao động ban đêm, khi ngủ phải buông màn tránh muỗi đốt…