Những gã chồng tồi "được giá"

"5 tỷ hay người bạn yêu, bạn có dám đổi không?" – Những câu hỏi thế này thi thoảng lại xuất hiện trên khá nhiều diễn đàn. Câu trả lời của chị em đa phần là đổi. Nhưng cũng có những bà vợ đang hài lòng với hôn nhân và hạnh phúc của mình thì chỉ like rồi lặng lẽ bỏ qua.

Chợt nhớ đến câu chuyện cách đây không lâu, một phụ nữ người Kenya đã bán chồng mình cho nhân tình của anh ta với cái giá "quá hời".

Bán chồng với giá "quá hời": Khi nỗi đau của phụ nữ được thương mại hóa và những cuộc ly hôn hạnh phúc hơn cả lúc kết hôn! - Ảnh 1.

Phát hiện chồng không chung thủy, Edna Mukwana nghĩ ngay đến 1 sự thanh lý có lợi: "Tôi kết hôn với 1 kẻ say xỉn và luôn phàn nàn. Vì vậy tôi đã đề nghị với nhân tình của anh ta đưa tôi 2000 KES (hơn 400 nghìn đồng) để đổi lấy anh ta. Thế nhưng cô ta chỉ đưa tôi 1700 KES (343 nghìn đồng)".

Sau đó, cô vợ này đã dùng toàn bộ số tiền ấy để mua quần áo mới cho con với 1 lời tuyên ngôn: "Tôi không muốn bắt đầu năm mới với những điều xui xẻo".

Nghe thì có vẻ hài hước nhưng Edna không phải cô vợ hiếm hoi. Cuối năm 2018 một phụ nữ khác sống ở Hamburg, Đức đã đưa chồng mình lên đấu giá trên eBay sau khi cô cảm thấy mệt mỏi với anh ta.

Cuộc đấu giá bắt đầu với mức giá 16 bảng Anh (488 nghìn đồng) có thể thương lượng. Người phụ nữ viết trên mô tả: "Kính gửi các quý bà có thể quan tâm, trong vài ngày đầu tiên của Giáng sinh, tôi nhận ra tôi và chồng không phù hợp với nhau. Vì thế tôi sẽ từ bỏ anh ta... Tôi rất vui khi thương lượng giá cả".

Câu chuyện của 2 bà vợ trên khiến bạn nghĩ đến điều gì?

Bán chồng với giá "quá hời": Khi nỗi đau của phụ nữ được thương mại hóa và những cuộc ly hôn hạnh phúc hơn cả lúc kết hôn! - Ảnh 2.

Chắc hẳn sẽ không ít người thở dài vì xúc động bởi những người phụ nữ này đã có 1 sự lựa chọn tuyệt vời.

Có mấy ai có thể dứt tình khi bị chồng lừa dối? Nhiều phụ nữ không bao giờ cố gắng thoát ra khỏi vũng lầy, họ tha thứ, cam chịu rồi bao dung vô điều kiện. Với 1 gã chồng tồi, có đáng không?

Câu chuyện của 1 cô vợ tha thứ cho chồng trở thành thói quen

1 cô vợ lên mạng trải lòng: "Tôi là 1 đại tiểu thư được bố mẹ cưng chiều từ nhỏ. Lớn lên tôi đã trúng tiếng sét ái tình của anh – 1 nhân viên rất bình thường trong công ty của bố tôi. Tôi tìm mọi cách để bố mẹ chấp nhận mối nhân duyên này và cuối cùng tôi cũng được toại nguyện.

Nhưng mọi thứ không tốt đẹp như những gì tôi tưởng tượng. Sau khi chồng được thăng chức, anh ấy thường xuyên về muộn với lý do công việc. Linh cảm của người phụ nữ khiến tôi nghi ngờ chồng mình đang gian dối.

Tôi âm thầm đến công ty vào lúc tối khuya để xem chồng đang làm gì. Kết quả là nhìn thấy cảnh nóng của anh ta với 1 nhân viên nữ. Tôi đau khổ và uất hận đòi ly hôn. Chồng tôi quỳ xuống xin lỗi vợ, xin tôi đừng nói gì với bố mẹ. Đó chỉ là sự tham lam nhất thời, anh ta sẽ sửa đổi.

Tôi vẫn tin và cho chồng cơ hội. Kết quả là anh ta cho tôi đau đớn thêm nhiều lần nữa. Nhưng mỗi khi nghe con gọi bố, vui đùa trong vòng tay bố tôi lại uất nghẹn. Tôi đã sai điều gì? Hay điều tôi sai nhất là đã yêu và cho đi quá nhiều? Nhưng cuối cùng tôi vẫn quyết định ly hôn, sau những ngày tháng đau khổ dằn vặt tự đấu tranh. Ngày ly hôn, tôi hạnh phúc hơn cả lúc kết hôn".

Nhiều người khi gian dối có vẻ thông minh, nhưng thực chất họ rất ngu ngốc và ích kỉ. Bởi tình yêu ngoài hôn nhân chỉ là thứ tình yêu vô liêm sỉ.

Bán chồng với giá "quá hời": Khi nỗi đau của phụ nữ được thương mại hóa và những cuộc ly hôn hạnh phúc hơn cả lúc kết hôn! - Ảnh 3.

Phụ nữ không bao giờ có lỗi khi đàn ông là người gian dối trước. Vì sao ư – Vì đã phản bội là phản bội, không có bất cứ lý do hay sự bao biện nào cho hành vi phản bội. Đừng nói vì vợ sồ sề, vì cô ấy thiếu tinh tế, vì vợ vô tâm hay vì nghìn lý do khác nên chồng có quyền ngoại tình.

Trước khi tự biến mình thành nô lệ hôn nhân, phụ nữ hãy học cách "trở nên tàn nhẫn"

Những cuộc hôn nhân kém chất lượng thường tồn tại 2 trạng thái:

1 là đàn ông khó bỏ tiểu tam.

2 là phụ nữ khó bỏ đàn ông.

2 trạng thái này có quan hệ mật thiết và liên quan qua lại lẫn nhau. Đàn ông cứ hứa hẹn nhưng để dứt điểm hẳn với kẻ thứ 3 thì không phải anh chồng nào cũng làm được. Trong khi đó phụ nữ luôn muốn tin vào những điều hứa hẹn của đàn ông và chờ anh ta thay đổi.

Chính vì vậy, sự phản bội kéo dài, khi lừa dối nhân đôi thì tổn thương cũng chồng chất. Tâm lý là khi tha thứ được 1 đến 2 lần, phụ nữ đã tự tạo cho mình 1 thói quen chịu đựng, ngưỡng chịu đựng ấy cứ ngày một tăng lên. Đây có khác gì bị "tẩy não"?

Bán chồng với giá "quá hời": Khi nỗi đau của phụ nữ được thương mại hóa và những cuộc ly hôn hạnh phúc hơn cả lúc kết hôn! - Ảnh 4.

Trong tâm lý học có một khái niệm được gọi là "trò chơi tích điểm" , "tích điểm" này chính là tích những tổn hại mà người khác gây ra cho bạn.

Nhiều phụ nữ sẽ tuân theo nguyên tắc "không chịu đựng được khi quá giới hạn", dành cả tuổi thanh xuân và tình yêu để yêu những người kẻ bạc tình chỉ toàn gieo đau khổ cho mình.

Có lẽ đó là bởi trong suốt quá trình lớn lên, chúng ta đã không ngừng nhượng bộ, không ngừng chịu đựng và không ngừng làm hài lòng người khác (ý muốn của cha mẹ, thầy cô, sếp nơi làm việc và cả thế giới...).

Yêu 1 người - hết nửa đời người, vậy sao phụ nữ phải phung phí nửa quý giá còn lại cho 1 người đàn ông không đáng? Trước khi tự biến mình thành nô lệ hôn nhân, phụ nữ hãy học cách "trở nên tàn nhẫn".