Chứng mất thị lực một bên mắt tạm thời có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi. Tuy nhiên, phần lớn người mắc chứng bệnh này là phụ nữ từ độ tuổi trưởng thành trở lên. Những người có tiền sử cao huyết áp, đột quỵ, trầm cảm, động kinh cũng có nguy cơ cao bị mất thị lực một bên mắt tạm thời. Ngoài gây rối loạn thị giác, chứng bệnh này còn ảnh hưởng tới giọng nói của bạn.
Monika Shirodkar, dược sĩ kiêm bác sĩ nhãn khoa tại Trung tâm y khoa Jefferson Health (Mỹ) cho biết, chứng mất thị lực một bên mắt không quá nguy hiểm nhưng có thể gây suy nhược cơ thể. Vì vậy, khi mắc chứng bệnh này, bạn cần phân bố thời gian làm việc và nghỉ ngơi hợp lý. Tuy nguy cơ mất thị lực vĩnh viễn là rất hiếm, chứng bệnh này có thể gây tổn thương võng mạc của bạn nếu không được điều trị kịp thời. Ngay khi có những dấu hiệu khả nghi, bạn nên gặp bác sĩ nhãn khoa để được tư vấn.
Sau đây là một số nguyên nhân dẫn đến chứng mất thị lực một bên mắt tạm thời bạn nên biết:
Di truyền
Elizabeth M. Pieroth, Chuyên gia thần kinh học kiêm giám đốc chương trình điều trị các vấn đề tổn thương thần kinh tại trung tâm NorthShore, trực thuộc đại học HealthSystem cho biết, đột biến gen là một trong những nguyên nhân dẫn đến chứng mất thị lực một bên mắt tạm thời. Những gen đột biến trong não có khả năng gây nên những xáo trộn thần kinh dẫn đến hiện tượng suy giảm thị lực này.
Rối loạn thần kinh trung ương
Khi hệ thống thần kinh trung ương bị rối loạn, não bộ có thể chịu một số ảnh hưởng đáng kể. Deborah Levy, dược sĩ học kiêm nhà tư vấn y khoa trung tâm Sức khỏe Carrington Farms cho biết, một trong số đó là suy giảm hệ thống tuần hoàn máu. Hiện tượng này sẽ gây ra mất thị lực một bên mắt tạm thời.
Khi hệ thống thần kinh trung ương bị rối loạn, não bộ có thể chịu một số ảnh hưởng đáng kể.
Chứng ức chế vỏ não lan rộng
Đây là một hiện tượng khá phức tạp liên quan tới xung điện não và hoạt động của hệ thống thần kinh. Được phát hiện lần đầu vào năm 1940, hiện tượng này được các nhà khoa học tin rằng có liên quan trực tiếp tới dây thần kinh thị giác và chứng mất thị lực tạm thời.
Mất cân bằng các chất
Jeremy Fenton, dược sĩ kiêm chuyên viên y tế tại phòng khám Schweiger - New York cho biết, thiếu hụt magiê, mất cân bằng chất dẫn truyền thần kinh serotonin và các vấn đề vận chuyển ion điện giải như canxi sẽ gây nên chứng mất thị lực một bên mắt tạm thời. Thiếu hụt serotonin còn khiến thành mạch co lại, giảm lượng máu lên não. Hiện tượng này góp phần làm các dây thần kinh ở mắt bị chèn ép, gây nên chứng mất thị lực này.
Thiếu hụt serotonin còn khiến thành mạch co lại, giảm lượng máu lên não.
Mất cân bằng hormone
Mất cân bằng hormone estrogen và progesterone có thể làm gia tăng nguy cơ mắc chứng đau một bên mắt. Những thay đổi hormone trong thời kỳ mang thai, kinh nguyệt, mãn kinh và tiền mãn kinh đều góp phần gây ra hiện tượng này. Đây là lý do phụ nữ ở độ tuổi trưởng thành bị suy giảm thị lực nhiều hơn nam giới. Ngay cả khi bổ sung hormone thông qua liệu pháp thay thế hormone (HRT), người bệnh vẫn có khả năng mất thị lực một bên mắt tạm thời.
Bạn cũng rất dễ phải đối mặt với chứng mất thị lực một bên mắt tạm thời khi bị đau nửa đầu. Các nguyên nhân dẫn đến chứng bệnh này bao gồm lo âu, căng thẳng, thiếu ngủ, thay đổi thời tiết.
Sherry Ross, nhà dược sĩ học phụ khoa kiêm chuyên viên chăm sóc sức khỏe phụ nữ tại trung tâm Santa Monica, California cho biết, các loại thực phẩm như thiếu lành mạnh như caffein, rượu bia, đồ ăn chứa chất tạo ngọt nhân tạo aspartame, xúc xích, đậu nành cũng là thủ phạm gây ra hiện tượng này.
Bạn cũng rất dễ phải đối mặt với chứng mất thị lực một bên mắt tạm thời khi bị đau nửa đầu.
Thay đổi lối sống là bước đầu tiên để kiểm soát chứng mất thị lực tạm thời. Nếu thực hiện tốt các phương pháp sau đây, bạn hoàn toàn có khả năng tránh được bệnh này:
- Duy trì một chế độ dinh dưỡng điều độ để tránh lượng đường huyết trong máu thấp.
- Tránh uống rượu, bỏ hút thuốc.
- Ngủ đủ.
- Tập thể dục thường xuyên.
- Giảm stress bằng việc tập yoga, thiền.
- Kiểm tra thuốc tránh thai xem có thành phần gây hại không. Trao đổi với chuyên gia y khoa nếu đang áp dụng liệu pháp trị liệu hormone.
(Nguồn: Curejoy)