Bạn có thể không nghĩ rằng ngủ 5-6 tiếng mỗi đêm là đủ và điều này không quan trọng vì bạn vẫn sống, vẫn làm việc tốt đó thôi. Nhưng trên thực tế, giấc ngủ quan trọng hơn nhiều so với việc nhà, bài tập sách vở, việc cơ quan mà bạn luôn cố gắng để hoàn thành. Đôi khi ngủ muộn thì không thành vấn đề, nhưng liên tục ngủ không đủ giấc vào ban đêm sẽ tăng nguy cơ bạn mắc một số căn bệnh nguy hiểm.

không ngủ đủ giấc

Thiếu ngủ có thể gây ra một số rắc rối nghiêm trọng đối với sức khỏe. Nếu bạn rơi vào tình cảnh này, chắc hẳn bạn đã để ý thấy những thay đổi của cơ thể, ví dụ như:

- Trở nên nhạy cảm, dễ cáu bẳn
- Trí nhớ suy giảm
- Khả năng sáng tạo giảm sút
- Hệ miễn dịch yếu đi
- Nhịp tim tăng
- Thời gian phản ứng với các tác động cũng tăng lên
- Cảm giác đau, nhức
- Mức độ chính xác trong xử lý vấn đề giảm
- Chân tay run
- Triệu chứng của tăng động, giảm chú ý (ADHD)
- Suy giảm nhận thức 

Bạn có thể cho rằng không có mối liên hệ giữa các triệu chứng này và việc thiếu ngủ nhưng nếu bạn thường xuyên ngủ ít hơn 7 tiếng vào buổi tối, chắc chắn mối liên hệ đó tồn tại.

không ngủ đủ giấc

Và dù không muốn nhưng bạn cũng cần phải tin rằng tình trạng không ngủ đủ giấc vào ban đêm có thể chính là nguyên nhân dẫn đến 6 căn bệnh dưới đây:

1. Ung thư vú

Phần lớn bệnh nhân từng chiến đấu và giành phần thắng với căn bệnh ung thư đáng sợ này đều hiểu rất rõ rằng bệnh hoàn toàn có thể tái phát nếu họ hay bị mất ngủ. Cơ thể cần nghỉ ngơi nhằm tái tạo tế bào, loại bỏ những tế bào cũ hoặc bị biến đổi. Thiếu ngủ đồng nghĩa với việc những tế bào này vẫn còn trong cơ thể và chúng sẽ biến đổi nhiều hơn, dẫn tới khả năng gây bệnh ung thư, với phụ nữ thì thường gặp nhất là ung thư vú.

2. Tiểu đường

Thói quen ăn vặt, những thực phẩm chứa năng lượng rỗng (nước ngọt có ga, bimbim…) và chế độ dinh dưỡng với hàm lượng đường cao thường khiến bạn thức khuya, ngủ muộn. Bạn có thể nghĩ mình bị mất ngủ, nhưng thực tế là chế độ ăn uống của bạn đang có vấn đề. 

không ngủ đủ giấc

Đôi khi, người ta ăn để có đủ tỉnh táo thức đêm. Ăn nhiều đường, uống đồ uống nhiều đường để thức trong khi lẽ ra bạn nên đi ngủ sẽ dấn tới tình trạng kháng insulin và kết cục sẽ là bệnh tiểu đường.

3. Tiểu không kiểm soát

Bạn có thể phải thức dậy 1 lần trong đêm để đi tiểu tiện. Nhưng nếu bạn phải thức dậy nhiều hơn 1 lần, chắc chắn bạn sẽ gặp khó khăn trong việc ngủ lại và điều này làm cho giấc ngủ đêm của bạn bị "bớt xén". Ngừng uống nước hoặc các loại chất lỏng khác ít nhất 2 giờ trước khi đi ngủ để tránh tình trạng tiểu không kiểm soát là việc đơn giản nhất bạn có thể làm.

4. Suy giảm trí nhớ

Bạn chắc hẳn đã biết rằng não không vận hành như bình thường nếu bạn không ngủ đủ. Nhưng liệu bạn có biết tình trạng suy giảm trí nhớ có thể trở thành mạn tính? Giải pháp duy nhất chính là đảm bảo giấc ngủ đủ thời lượng và chất lượng.

5. Loãng xương

Xương xốp, giòn, yếu do nhiều nguyên nhân gây ra nhưng một trong số đó là thiếu ngủ. Nguyên do là vì khi ngủ quá ít, mật độ khoáng trong xương sẽ giảm đáng kể. Nếu bạn thường xuyên thiếu ngủ, tổn thương này sẽ không thể phục hồi, do đó, nguy cơ loãng xương càng cao. Nếu bạn muốn giữ gìn hệ xương chắc khỏe và phòng tránh tình trạng gãy xương sau này, hãy điều chỉnh lại lịch trình và đi ngủ sớm. 

6. Stress nặng hơn

Theo một nghiên cứu tháng 2 năm 2013 tại trường Đại học Surrey ở Guidford, Anh, ngủ dưới 6 tiếng một đêm sẽ khiến các gen điều tiết căng thẳng bị tác động. Điều này khiến cho bạn thường xuyên trong tâm trạng lo lắng và căng thẳng. Tình trạng này sẽ biến mất nếu bạn ngủ đủ giấc.

(Nguồn: Natulon)