Ở thời điểm hiện tại, việc bán hàng trên nền tảng trang thương mại điện tử Shopee là lựa chọn hàng đầu. Sở dĩ có điều này bởi Shopee đang sở hữu lượng khách hàng lớn nhờ các chương trình ưu đãi lớn dành cho cả người bán và người mua theo từng tháng.

Trước đây khi kinh doanh bán hàng trên nền tảng thương mại này thì bạn không cần chịu bất kỳ một loại chi phí nào ngoại trừ chi phí vận chuyển.

Nhưng đầu tháng 4/2019 thì sàn thương mại điện tử này đã thêm một vài điều khoản trong chính sách cho người bán, trong đó có 3 loại phí cụ thể. Và tới đầu tháng 4/2021 thì một số chi phí lại tiếp tục được cập nhật tăng.

Điều này cũng là dễ hiểu khi sàn thương mại điện tử này đã bước qua giai đoạn thâm nhập thị trường và bắt đầu thu phí, mở rộng chính sách quảng cáo nhằm bù vào khoản lỗ mà họ đã bỏ ra trước đó.

Và cụ thể hiện tại, Shopee đang thu 3 loại phí với người bán:

3 loại phí trên Shopee người bán nào cũng "dính chưởng" và cách khôn ngoan để giữ tiền - Ảnh 2.

Đây là 3 loại phí mà Shopee đang thu. Ảnh minh họa.

1. Phí thanh toán

Đây là khoản phí dành cho người bán khi họ có một đơn hàng thành công trên Shopee. Lưu ý: Phí này chỉ áp dụng cho đơn hàng thành công (không tính đơn hàng bị hủy hoặc bị yêu cầu trả/hoàn hàng).

Mức phí thanh toán từ 2% đã tăng lên 2,2% kể từ ngày 1/4/2021.

3 loại phí trên Shopee người bán nào cũng "dính chưởng" và cách khôn ngoan để giữ tiền - Ảnh 3.

Bảng phí thanh toán dành cho các phương thức thanh toán. Ảnh chụp màn hình.

Phí thanh toán được tính trên tổng giá trị thanh toán của người mua, gồm tiền sản phẩm và phí vận chuyển sau khi áp dụng khuyến mãi (nếu có). Bạn có thể xem ví dụ dưới đây để hiểu rõ hơn.

3 loại phí trên Shopee người bán nào cũng "dính chưởng" và cách khôn ngoan để giữ tiền - Ảnh 4.

Nguồn ảnh: Shopee.

Có thể thấy, phí thanh toán của Shopee thu không nhiều. Dựa trên giá trị của sản phẩm mà phí thanh toán sẽ có sự thay đổi khác nhau.

2. Phí cố định (Shopee Mall)

Phí cố định là phần trăm hoa hồng trích từ đơn hàng được thực hiện thành công (không tính sản phẩm bị hủy hoặc bị trả hàng/ hoàn tiền) của Shopee Mall, chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng.

3 loại phí trên Shopee người bán nào cũng "dính chưởng" và cách khôn ngoan để giữ tiền - Ảnh 5.

Ảnh chụp màn hình.

Muốn cập nhật phí cố định (Shopee Mall) của từng ngành hàng cụ thể bạn có thể tham khảo Tại đây.

Như ví dụ bên dưới, phí cố định của mặt hàng này là 11k và thêm 1% thuế VAT.

3 loại phí trên Shopee người bán nào cũng "dính chưởng" và cách khôn ngoan để giữ tiền - Ảnh 6.

Ảnh chụp màn hình.

3. Phí dịch vụ

Phí này được áp dụng cho người bán tham gia gói miễn phí vận chuyển Freeship Xtra.

Cũng như hai loại phí trên, phí dịch vụ được trừ trực tiếp trên những đơn hàng thành công (không hủy/trả hàng/hoàn tiền) trước khi tiền được chuyển vào ví Shopee của người bán.

Cách tính phí dịch vụ:

- 5% (đã bao gồm VAT) giá bán (tối đa 20k) trên mỗi sản phẩm đối với shop thường.

- Với người bán Shopee Mall/Shop yêu thích sẽ chịu mức phí thấp hơn, vì vậy bạn hãy cố gắng lên tối thiểu Shop yêu thích càng nhanh càng tốt.

3 loại phí trên Shopee người bán nào cũng "dính chưởng" và cách khôn ngoan để giữ tiền - Ảnh 7.

Ảnh chụp màn hình.

3 loại phí trên Shopee người bán nào cũng "dính chưởng" và cách khôn ngoan để giữ tiền - Ảnh 8.

Ảnh minh họa.

Việc Shopee thu phí cho các sản phẩm bán thành công là một điều dễ hiểu. Và mức phí cũng là con số chấp nhận được thậm chí được đánh giá là rẻ đối với các shop.

Theo chị Uyên (một chủ cửa hàng đang bán đồ cosplay) tại Shopee cho biết: "Các phí mà Shopee thu sẽ dựa trực tiếp trên đơn hàng bán thành công của bạn. Ví dụ: Nếu bạn đăng ký gói freeship extra phí sẽ tăng từ 2,2 lên 4% (vì shop mình đã lên Shop yêu thích) và sẽ chỉ phải chịu khoản phí 4% này thôi. Nhưng bù lại, những mặt hàng có freeship extra thì lượng tiếp cận tới khách hàng sẽ cao hơn.

Theo cá nhân mình nghĩ thì việc Shopee bắt đầu thu phí sau ba năm miễn phí cho người bán là một điều dễ hiểu. Thay vì bạn tốn tiền làm website, thuê mặt bằng,... thì bạn chỉ phải trả một phần trăm rất nhỏ cho Shopee mà thôi".

3 loại phí trên Shopee người bán nào cũng "dính chưởng" và cách khôn ngoan để giữ tiền - Ảnh 9.