Đây có thể được xem là món gắn với tuổi thơ của bao thế hệ học trò xứ Quảng. Những buổi chiều đi học về, chạy xe rẽ vào các con hẻm để cùng nhau làm dĩa bánh tráng giòn rụm nóng hổi, vừa ăn vừa rôm rả chuyện một ngày. Bánh tráng mỏng trong sẽ được nhúng sơ qua nước sau đó đem lên nướng. Người bán rất kì công, sẽ dùng quạt tay để thổi cho lửa cháy đều. Trong lúc đó, tay còn lại sẽ thoa một lớp mắm bò lên bánh tráng, rắc một ít bò khô, rồi tùy theo yêu cầu của khách mà thêm phần nhân chính lên trên. 

bánh tráng

Bánh tráng nướng rất đa dạng mà được ưa chuộng nhất là bánh tráng nướng ốp la với trứng cút được đập và đổ trực tiếp lên trên bánh, được nướng chín hoặc còn lòng đào tùy khách. Khi ăn, du khách phải khéo léo cắn những phần bánh tráng xung quanh trứng, rồi cho hết cái trứng vào miệng. Vị béo ngậy của trứng sẽ tan ra, thấm vào từng góc kẽ trong miệng, khiến du khách ngất ngây vì sung sướng. ​ ​

Bánh tráng kẹp - quà vặt đặc trưng của ẩm thực hẻm Đà thành 6

Kế đó là bánh tráng trải pate với cách chế biến đơn giản: bánh tráng nướng bỏ thêm pate lên. Với bánh tráng cuộn, ngay khi pate được cho vào bánh, người bán sẽ dùng một chiếc đũa cả để cuộn bánh lại thành một ống thuôn dài và không nướng chín hẳn. Thế nên, khác với vị giòn rôm rốp của bánh nướng, bánh cuộn sẽ dai dai sực sực, nhai rất vui và hơi dính vào răng.​  


Bánh tráng trải.

Bánh tráng kẹp - quà vặt đặc trưng của ẩm thực hẻm Đà thành 3
Bánh tráng cuộn

Cuối cùng là bánh tráng bò khô. Đây là loại hìnhđơn giản nhất, được xem là món “nhậu lai rai” trước khi chờ các loại bánh khác ra lò. Bánh thường được làm sẵn. Bò khô được rắc lên bánh tráng, ăn một chồng tầm chục cái mà giá rẻ bèo.​  

Bánh tráng bò khô - Nguồn: foody   

Tất cả bánh tráng nướng Đà Nẵng đều ăn chung với mắm bò và tương ớt Đà Nẵng. Đừng hình dung chén mắm bò trong đầu như thế nào vì chắc chắn sẽ không tìm được thấy ở nơi đâu ngoài đất xứ Quảng này. Tương ớt Đà Nẵng có vị vừa ngọt vừa cay, sệt sệt và màu đỏ đậm. Nhúng chiếc bánh tráng vào chén mắm đỏ rồi thưởng thức thì chao ôi là tuyệt vời.    


Đây là loại bánh tráng mè mỏng được nướng vừa chín, có màu trắng đục. Khi có khách đến, người bán sẽ ngay lập tức đun nóng lò làm bánh cuốn và tráng những lớp mì mỏng thật là mỏng. Chính lát mì này sẽ dính hai chiếc bánh tráng lại với nhau tạo nên một cái bánh tráng đập hoàn chỉnh. Khi ăn, người dùng lấy tay đè mạnh lên chồng bánh tráng, tạo nên tiếng rôm rốp vui tai, rồi xé từng miếng bánh tráng ra.      


Món này thường ăn chung với mắm nêm, thứ gia vị đặc sắc của người dân xứ Quảng. Hành tỏi được phi dầu thật thơm, dứa bằm nát. Tất cả đổ vào chén mắm nêm, khiến cho chén mắm không còn màu nâu thường thấy mà nay bỗng óng ánh ánh vàng. Sự thành công hay thất bại của bánh tráng đập không nằm ở phần bánh mà là ở phần mắm. Vì nếu mắm hơi mặn quá liều một chút, hơi ngọt một chút, thiếu vị cay một chút, thì coi như tan tành cả món ăn.


Bánh tráng đập dù nay đã được bán trong hàng quán đàng hoàng, nhưng có lẽ nó sẽ ở mãi trong kí ức của người dân xứ Quảng với hình ảnh đôi quang gánh và tiếng kêu hò dọc khắp phố phường.   

Bánh ép 

Món ăn này tuy có nguồn gốc từ Huế nhưng kể từ khi du nhập vào Đà Nẵng đã làm mưa làm gió nơi đây. Bột lọc được nhồi sẵn, khi khách tới thì chủ quán sẽ đem cục bột ra ép rồi cho thêm nguyên liệu tùy thích, thường thì sẽ là trứng, pate, thịt bò, lạp xưởng. Bánh sau khi ép sẽ mỏng dính, nhưng không bị nát khi cầm nắm. Đồ chua, dưa leo và rau sẽ được cuốn vào trong bánh thành một cuộn nóng hổi rồi chấm vào nước mắm chua ngọt hoặc mắm nêm. Vì xuất phát từ Huế nên mắm thường sẽ khá cay.

bánh ép
Ảnh: vinface

Bánh ép là món ăn chơi, vừa ăn vừa chơi vừa chuyện trò. Nhưng ngoảnh lại đã thấy cả một chồng dĩa trống trơn đã được chén sạch sẽ. Thế nhưng, hãy yên tâm làm món bánh này có giá rẻ đến bất ngờ luôn nhé. Các món bánh tráng miền Trung đều có giá rất bình dân mà chất lượng thì khỏi phải bàn luôn.