Bao giờ cho hết “bão giá gas” ?
Chiếc bếp gas đã trở nên quá quen thuộc trong đời sống. Thế nhưng giá gas thì lại là câu chuyện muôn đời không cũ.
Từ đầu năm đến nay, giá gas tăng giảm liên tục không dưới 9 lần với tổng mức tăng lên đến 126.000 đồng. Cơn “bão giá” này không chỉ gây ảnh hưởng đến đời sống người tiêu dùng mà còn là cơ hội cho nhiều kẻ xấu trục lợi.
Tháng nào cũng tăng
Đầu tháng 11, gas tiếp tục tăng thêm 7.000 đồng/bình, đẩy giá gas lên mức 441.000 đồng/bình 12 kg. Điểm lại những lần tăng giá gần đây, người tiêu dùng giật mình nhận ra tháng nào giá gas cũng tăng. Ít thì chục ngàn, nhiều thì lên đến 51.000 đồng/bình.
Nguyên nhân được lý giải là giá thế giới công bố tháng này lại cao hơn tháng trước. Với một quốc gia mà 60% lượng gas tiêu thụ là nhập khẩu như Việt Nam, giá gas trong nước tăng là điều tất yếu. Và túi tiền của người dân đã hẹp nay càng thêm hẹp cũng là chuyện hiển nhiên.
Trong thời buổi bão giá, việc tăng giá gas liên tục càng như giáng thêm một đòn mạnh vào đời sống người dân. Bởi người ta có thể cắt giảm chi tiêu, giảm mặc, giảm chơi chứ chẳng thể giảm dùng gas vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến bữa ăn của cả nhà.
Đó là chưa kể đến những chi phí chưa thể tính toán như chi phí chăm sóc sức khỏe vì sử dụng bếp gas lâu dài sinh ra khí CO, CO2 có thể ảnh hưởng đến hệ hô hấp và sức khỏe của cả gia đình. Như vậy, lựa chọn một chiếc bếp gas, là bạn phải bỏ ra chi phí mua bếp, lắp đặt, bảo trì, chi tiền gas mỗi tháng và tốn không ít cho những hậu quả về sau.
Do đó, không ít người đã tìm đến những giải pháp khác tiết kiệm và an toàn hơn như dùng bếp từ chẳng hạn. Xét về độ an toàn, tốt cho sức khỏe, tính tiện lợi thì bếp từ “ăn đứt” bếp gas cũng như một số loại bếp khác là điều chắc chắn. Xét về chi phí, dùng bếp từ cũng tiết kiệm hơn rất nhiều. Làm một phép tính đơn giản, trung bình một gia đình 4 người sử dụng bếp gas 12 kg trong 1,5 tháng, tiêu tốn khoảng 450.000 đồng, trong khi con số này chỉ khoảng 121.100 đồng (cho 101 kWh) đối với bếp từ. Sở dĩ dùng bếp từ tiết kiệm như vậy là nhờ nguyên lý làm nóng trực tiếp nên 90% hiệu suất năng lượng của bếp được tận dụng hiệu quả, không như bếp gas chỉ tận dụng được 50% và bếp quang chỉ là 55% (theo Cục Thống kê Mỹ).
Đừng ham gas giá rẻ
Trong thời gian người dân quay cuồng với “cơn bão giá gas” vừa qua, tại Hà Nội xuất hiện không ít tờ rơi quảng cáo của các cửa hàng gas có mức giá giảm bất ngờ còn khoảng 350.000-360.000 đồng/bình 12 kg, kèm theo nhiều quà tặng khác. Điều này khiến người tiêu dùng rất băn khoăn không biết thực hư chất lượng gas trên thị trường ra sao mà lại có mức giá chênh lệch nhau nhiều như vậy.
Giới chuyên môn cho rằng nhiều khả năng đây là gas sang chiết lậu, nhiều tạp chất và không đủ cân, thậm chí còn bị bơm nước và bình gas thì không được bảo hiểm. Điều này rất nguy hiểm bởi không ai biết trong quá trình sang chiết, van gas có được đảm bảo an toàn hay không. Lượng gas sử dụng được pha trộn nhiều tạp chất khiến quá trình đun nấu dễ gặp nguy hiểm. Vì vậy, người tiêu dùng cần phải thận trọng trước những loại gas này, kẻo tiết kiệm đâu không thấy, chỉ thấy chính mình đang “móc hầu bao” mua họa về nhà.
Hãy lựa chọn thông minh
Nếu bảo từ bỏ hẳn bếp gas để chuyển sang dùng một loại bếp khác thì dường như không thể, bởi thói quen sử dụng bếp gas có vẻ như đã “ăn sâu” vào đời sống người Việt. Tuy nhiên, người tiêu dùng nên tham khảo ý kiến từ các chuyên gia, tìm hiểu thông tin trên báo chí để lựa chọn cho mình phương án kết hợp tiết kiệm và an toàn nhất. Bởi theo dự đoán chung thì trong thời gian tới, giá gas sẽ vẫn tiếp tục “bão”.
Tháng nào cũng tăng
Đầu tháng 11, gas tiếp tục tăng thêm 7.000 đồng/bình, đẩy giá gas lên mức 441.000 đồng/bình 12 kg. Điểm lại những lần tăng giá gần đây, người tiêu dùng giật mình nhận ra tháng nào giá gas cũng tăng. Ít thì chục ngàn, nhiều thì lên đến 51.000 đồng/bình.
Nguyên nhân được lý giải là giá thế giới công bố tháng này lại cao hơn tháng trước. Với một quốc gia mà 60% lượng gas tiêu thụ là nhập khẩu như Việt Nam, giá gas trong nước tăng là điều tất yếu. Và túi tiền của người dân đã hẹp nay càng thêm hẹp cũng là chuyện hiển nhiên.
Đó là chưa kể đến những chi phí chưa thể tính toán như chi phí chăm sóc sức khỏe vì sử dụng bếp gas lâu dài sinh ra khí CO, CO2 có thể ảnh hưởng đến hệ hô hấp và sức khỏe của cả gia đình. Như vậy, lựa chọn một chiếc bếp gas, là bạn phải bỏ ra chi phí mua bếp, lắp đặt, bảo trì, chi tiền gas mỗi tháng và tốn không ít cho những hậu quả về sau.
Do đó, không ít người đã tìm đến những giải pháp khác tiết kiệm và an toàn hơn như dùng bếp từ chẳng hạn. Xét về độ an toàn, tốt cho sức khỏe, tính tiện lợi thì bếp từ “ăn đứt” bếp gas cũng như một số loại bếp khác là điều chắc chắn. Xét về chi phí, dùng bếp từ cũng tiết kiệm hơn rất nhiều. Làm một phép tính đơn giản, trung bình một gia đình 4 người sử dụng bếp gas 12 kg trong 1,5 tháng, tiêu tốn khoảng 450.000 đồng, trong khi con số này chỉ khoảng 121.100 đồng (cho 101 kWh) đối với bếp từ. Sở dĩ dùng bếp từ tiết kiệm như vậy là nhờ nguyên lý làm nóng trực tiếp nên 90% hiệu suất năng lượng của bếp được tận dụng hiệu quả, không như bếp gas chỉ tận dụng được 50% và bếp quang chỉ là 55% (theo Cục Thống kê Mỹ).
Đừng ham gas giá rẻ
Trong thời gian người dân quay cuồng với “cơn bão giá gas” vừa qua, tại Hà Nội xuất hiện không ít tờ rơi quảng cáo của các cửa hàng gas có mức giá giảm bất ngờ còn khoảng 350.000-360.000 đồng/bình 12 kg, kèm theo nhiều quà tặng khác. Điều này khiến người tiêu dùng rất băn khoăn không biết thực hư chất lượng gas trên thị trường ra sao mà lại có mức giá chênh lệch nhau nhiều như vậy.
Giới chuyên môn cho rằng nhiều khả năng đây là gas sang chiết lậu, nhiều tạp chất và không đủ cân, thậm chí còn bị bơm nước và bình gas thì không được bảo hiểm. Điều này rất nguy hiểm bởi không ai biết trong quá trình sang chiết, van gas có được đảm bảo an toàn hay không. Lượng gas sử dụng được pha trộn nhiều tạp chất khiến quá trình đun nấu dễ gặp nguy hiểm. Vì vậy, người tiêu dùng cần phải thận trọng trước những loại gas này, kẻo tiết kiệm đâu không thấy, chỉ thấy chính mình đang “móc hầu bao” mua họa về nhà.
Hãy lựa chọn thông minh
Nếu bảo từ bỏ hẳn bếp gas để chuyển sang dùng một loại bếp khác thì dường như không thể, bởi thói quen sử dụng bếp gas có vẻ như đã “ăn sâu” vào đời sống người Việt. Tuy nhiên, người tiêu dùng nên tham khảo ý kiến từ các chuyên gia, tìm hiểu thông tin trên báo chí để lựa chọn cho mình phương án kết hợp tiết kiệm và an toàn nhất. Bởi theo dự đoán chung thì trong thời gian tới, giá gas sẽ vẫn tiếp tục “bão”.