Tình trạng này vài năm qua càng trở nên trầm trọng khi từ năm 2017, Nghị định 151 về quản lý tài sản công có những quy định về khai thác, cho thuê tài sản công, mà chưa tính tới các đặc thù thiết chế văn hóa. Nhiều dịch vụ bị ngưng trệ, vừa lãng phí nguồn lực, vừa làm mất sức sống của chính những thiết chế này.

Bảo tàng, thư viện thiếu nhiều dịch vụ: Lãng phí nguồn lực thiết chế văn hóa - Ảnh 2.

Bảo tàng, thư viện thiếu nhiều dịch vụ: Lãng phí nguồn lực thiết chế văn hóa - Ảnh 3.

Bảo tàng Lịch sử Quốc gia nằm ở vị trí vàng của Thủ đô nhưng lượng khách tham quan còn khiêm tốn, một phần vì thiếu các dịch vụ phụ trợ.

Từ năm 2017, nghị định về quản lý tài sản công được ban hành. Nhiều quy định về thuế, giá thuê đất chưa tính đến đặc thù của thiết chế văn hóa càng khiến doanh nghiệp không mặn mà liên kết đầu tư.

Bảo tàng, thư viện thiếu nhiều dịch vụ: Lãng phí nguồn lực thiết chế văn hóa - Ảnh 4.

Đó là chưa kể muốn khai thác kinh doanh thêm dù chỉ là quán cà phê hay cửa hàng lưu niệm, các bảo tàng hay thư viện cũng phải lập đề án trình Bộ chủ quản phê duyệt. Quy trình thẩm định giá trị tài sản, giá trị thương hiệu rất phức tạp, kéo dài đến nỗi 5-6 năm nay, chưa đơn vị nào có thể hoàn thành.

Đáng nói là Luật Di sản văn hóa quy định các dịch vụ ăn uống, giải trí, bán đồ lưu niệm như một hoạt động thông thường của bảo tàng nhưng các quy định chồng chéo, không đồng bộ đang khiến những hoạt động bình thường lại trở thành khó khăn.