Thời gian tốt nhất để ăn ngô đem lại lợi ích cho sức khỏe?
Theo y học Trung Quốc, ăn ngô vào buổi sáng là tốt nhất, bởi lúc này dạ dày vẫn chưa hoạt động mạnh, nồng độ axit trong dạ dày tương đối cao. Trong khi đó, ngô có chứa một lượng lớn cellulose, có thể kích hoạt hoạt động của hệ thống tiêu hóa. Bên cạnh đó, ngô là loại thực phẩm có chứa hàm lượng dinh dưỡng cao, ăn buổi sáng sẽ giúp cơ thể tràn đầy năng lượng.
Vậy ăn bao nhiêu ngô là đủ? Theo nghiên cứu, người lớn có thể trạng bình thường nên ăn một bắp ngô mỗi ngày. Không nên ăn quá nhiều ngô, nếu không nó sẽ gây ra một số ảnh hưởng nhất định với cơ thể.
6 chất dinh dưỡng lớn trong ngô giúp chống ung thư, ngừa lão hóa
1. Chất xơ: Giúp hệ tiêu hóa khỏe mạnh
Ngô chứa rất nhiều chất xơ, chất xơ cải thiện môi trường ruột và kích hoạt chuyển động của ruột, do đó nó có thể làm giảm táo bón và ngăn ngừa ung thư ruột kết một cách hiệu quả. Táo bón cũng là nguyên nhân khiến da sần sùi nên ngô cũng có tác dụng làm đẹp da. Ngô còn có tác dụng ức chế sự gia tăng cholesterol và lượng đường trong máu, có tác dụng ngăn ngừa bệnh cao huyết áp, béo phì và tiểu đường rất hiệu quả.
2. Vitamin B1: Cải thiện mệt mỏi
Vitamin B1, một chất dinh dưỡng có trong ngô, chứa gần gấp đôi mức trung bình của các loại rau khác. Vitamin B1 có tác dụng cải thiện mệt mỏi, đặc biệt là chống mỏi vai gáy, tê bì chân tay rất hiệu quả. Mặc dù vitamin B1 là một loại vitamin tan trong nước, nhưng nó sẽ không bị mất chất dinh dưỡng ngay cả khi được đun sôi vì nó đã được bao bọc bởi một lớp tinh bột.
3. Vitamin E: Có tác dụng làm đẹp, ngừa lão hóa
Hàm lượng vitamin E và magie trong ngô có tác dụng làm chậm quá trình lão hóa của cơ thể, giúp da sáng đẹp, căn tràn sức sống. Thậm chí, bạn có thể dùng hạt ngô non tươi giã ra và xoa lên vùng da bị dị ứng để làm dịu vết ngứa.
4. Niacin và vitamin B2: Tăng cường trao đổi chất
Hàm lượng niacin trong ngô cao gấp 2,8 lần hàm lượng trung bình của các loại rau khác. Vitamin B2 và niacin có tác dụng thúc đẩy quá trình trao đổi chất trong cơ thể. Ngoài ra, nó còn có chức năng thúc đẩy quá trình tái tạo da và niêm mạc, và đây là thành phần cần thiết để cơ thể duy trì sức khỏe. Nó cũng có tác dụng cải thiện tình trạng viêm miệng, viêm da và đỏ mắt. Vitamin B2 và niacin giống như vitamin B1, đều tan trong nước, nhưng chúng sẽ ít bị mất đi sau khi đun sôi.
5. Beta cryptoxanthin: Ngăn ngừa ung thư
Ngô có chứa chất beta cryptoxanthin, một loại carotenoid, có tác dụng chống oxy hóa, giúp ngăn ung thư phổi hiệu quả. Bên cạnh đó, một nghiên cứu được thực hiện trên 35.000 phụ nữ cho thấy, những người ăn ngô thường xuyên có khả năng mắc bệnh ung thư vú thấp hơn so với những người ít ăn. Điều này là do trong ngô có chứa hàm lượng chất xơ cao, có thể giúp bảo vệ tế bào khỏi bị ung thư.
6. Lutein và zeaxanthin: Tăng cường thị lực
Trong ngô (đặc biệt là ngô vàng) có chứa 2 loại caroteno là lutein và zeaxanthin, đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển thị lực. Sự thiếu hụt các caroteno này có thể gây ra một số bệnh về mắt do tuổi tác như đục thủy tinh thể, thoái hóa điểm vàng. Ngoài ra, ngô rất giàu beta-carotenoid, một khi đi vào cơ thể nó sẽ chuyển thành vitamin A có tỷ lệ cao hơn nhiều so với các loại thực phẩm khác, giúp mắt sáng.
Nguồn aboluowang