Đi lên từ con số 0

Theo Mạng Thanh niên Trung Quốc, đây là cây cầu lập nhiều kỷ lục thế giới, được coi là công trình thế kỷ của Trung Quốc nhưng nó cũng là dự án khó khăn nhất trong lịch sử xây dựng nước này.

Kỹ sư trưởng dự án Lâm Minh cho hay, nhóm của ông đã gặp nhiều khó khăn trước các bài toán khi xây dựng cây cầu này như cây cầu không thể cao quá 150m, để tránh ảnh hưởng đến đường bay của máy bay từ sân bây Hồng Kông (Trung Quốc).

Ngoài ra, đây là tuyến đường ra biển của cửa khẩu Chu Hải, để thuận tiện cho các phương tiện lớn di chuyển, đặc biết tránh các vụ va chạm tàu - lớn nhất là 300.000 tấn nên cầu có một đoạn chui xuống biển dài 6,7 km. Tại đoạn này, nhóm thi công cần đặt các đoạn ống ngầm (đường hầm ngầm), yêu cầu chôn sâu dưới đáy biển khoảng 22m và toàn bộ độ sâu tính đến bề mặt nước là gần 50m.

Tuy nhiên, vấn đề ở chỗ, công nghệ cốt lõi trong xây dựng ống ngầm ngoài khơi được người trong ngành gọi là "công nghệ khó và phức tạp nhất thế giới", hiện chỉ có một số quốc gia trên thế giới làm chủ được. Vào thời điểm đó, kinh nghiệm của Trung Quốc trong lĩnh vực này đã bằng 0.

Sau nhiều lần tìm hiểu, ông đã tìm được một công ty tầm cỡ thế giới sở hữu công nghệ thi công ống ngầm dưới biển nhưng bên kia lại đưa ra mức giá cao vượt xa ngân sách dự án.

Bật mý về cây cầu dài nhất thế giới với chiều dài 55km, gấp 20 lần cầu Cổng vàng - Ảnh 1.

Cầu Hồng Kông - Chu Hải - Macao (Trung Quốc). Ảnh: CNN

Cuối cùng, Lâm Minh và nhóm kỹ sư Trung Quốc tự nghiên cứu, giải quyết bài toán khó về công nghệ đẳng cấp thế giới. Sau hàng trăm cuộc họp và thử nghiệm trong nhiều năm trời,  công nghệ hoàn chỉnh để xây dựng đường hầm ống ngầm ngoài khơi" đại diện cho trình độ công nghệ hàng đầu thế giới của Trung Quốc được công bố.

Khi ống ngầm đầu tiên của cầu vượt biển Hồng Kông-Chu Hải-Macao (Trung Quốc) được lắp đặt thành công, tạo tiền lệ cho việc xây dựng các đường hầm ống ngâm ngoài khơi bờ biển Trung Quốc, nhóm Lâm Minh đã không nghỉ ngơi trong 96 giờ.

Nhóm ông dẫn đầu đã hoàn thành việc đăng ký hơn 500 bằng sáng chế kỹ thuật chỉ riêng trong quá trình xây dựng cầu Hồng Kông-Chu Hải-Macao (Trung Quốc).

Cây cầu này cũng là cây cầu giúp công nghệ Trung Quốc tiến gần tới trình độ công nghệ thế giới, là cây cầu đầu tiên được xây dựng với tuổi thọ lên tới 120 năm trong bối cảnh rất nhiều công trình quan trọng trên thế giới đều có tuổi thọ hơn 100 năm.

Huyết mạch giao thông thương mại

Theo đài CCTV (Trung Quốc), cây cầu kết nối ba khu vực phía nam cải thiện hiệu quả giao thông, cắt giảm thời gian di chuyển từ Chu Hải đến Sân bay Quốc tế Hồng Kông (Trung Quốc) từ khoảng 4 giờ xuống chỉ còn 45 phút. Nó cũng tạo điều kiện trao đổi giữa người với người và thương mại trong Khu vực Vịnh Lớn.

Tờ China Daily cho biết, lưu lượng giao thông qua cầu Hồng Kông - Chu Hải - Macao (Trung Quốc) đã tăng đáng kể kể từ tháng 7, với 6.500 phương tiện qua cầu mỗi ngày.

Hải quan cửa khẩu Củng Bắc (Chu Hải, Quảng Đông) hôm 25/7 cho biết, tính đến 24/7 đã có 500.000 phương tiện đi qua cây cầu từ hai đặc khu hành chính.

Hiện Trung Quốc đang thi hành chính sách "phương tiện Ma Cao đi lên phía Bắc" và "phương tiện Hồng Kông đi về phía Bắc "lần lượt có hiệu lực vào ngày 1/1 và 1/7.

Kế hoạch này là một phần của sáng kiến kết nối Khu vực Vịnh lớn Quảng Đông-Hồng Kông-Macao và đã mang lại lợi ích cho hơn 23.000 chủ sở hữu các phương tiện ở Hồng Kông và Ma Cao (Trung Quốc).

"Từ tháng 2, tôi đã lái xe qua cầu sang Quảng Đông nhiều lần và trải nghiệm quá trình thông quan nhanh chóng thuận tiện", chủ xe từ Macao cho biết.

Một quan chức hải quan quản lý cầu cho biết cơ quan hải quan sẽ tiếp tục sử dụng công nghệ tiên tiến để tối ưu hóa hệ thống thông quan "một cửa" cho các phương tiện của Hồng Kông và Macao qua cầu.