Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) xác định béo phì là một trong mười bệnh mãn tính hàng đầu. Theo WHO, có hơn 1 tỷ người đang mắc bệnh béo phì, tỷ lệ này tương đương với việc mỗi 8 người thì có 1 người béo phì.

Trong khoảng thời gian từ năm 1990-2022, số trẻ em béo phì đã tăng 4 lần, trong khi số người lớn béo phì tăng gấp đôi. Tình trạng này đặt ra nhiều nguy cơ về sức khỏe. Những người béo phì dễ mắc các bệnh chuyển hóa, tim mạch và mạch máu não, bệnh thận mãn tính... Béo phì thậm chí còn là một trong các yếu tố nguy cơ quan trọng đối với nhiều loại ung thư. 

Bé gái 12 tuổi nặng 200kg, tiết lộ về chế độ ăn của bé khiến nhiều người càng bất ngờ - Ảnh 1.

Ảnh minh họa

Mới đây, truyền thông Trung Quốc đưa tin về trường hợp một bé gái 12 tuổi ở Trịnh Châu, tỉnh Hà Nam, Trung Quốc, cao 150cm, nặng 200kg. Bé gái bị suy tim do béo phì lâu dài và cần dựa vào máy móc để duy trì hơi thở, thậm chí nguy hiểm nghiêm trọng đến tính mạng.

Được biết, ngay từ khi mới 3 tuổi, bé gái đã nặng hơn so với các bạn cùng trang lứa. Gia đình đã cho bé đến bệnh viện để kiểm tra vào thời điểm đó nhưng kết quả là không có vấn đề gì về sức khỏe. Sau đó, mặc dù gia đình đã cố gắng hết sức để kiểm soát chế độ ăn uống, thức ăn của bé để không khác nhiều so với trẻ em cùng tuổi nhưng cân nặng của bé vẫn tiếp tục tăng.

Việc tăng cân của cô bé đã diễn ra nhanh hơn. Nhà trường nhận thấy điều này và lo lắng về chuyện không hay có thể xảy ra nên đã đề nghị gia đình cho bé nghỉ ngơi. Nhưng sau đó cô bé vẫn tiếp tục tăng cân. Mỗi đêm, mẹ và bà của bé không thể ngủ ngon, sợ rằng điều gì đó có thể xảy ra với bé.

Bé gái 12 tuổi nặng 200kg, tiết lộ về chế độ ăn của bé khiến nhiều người càng bất ngờ - Ảnh 2.

Ảnh minh họa

Hu Yangxi, Giám đốc Khoa Phẫu thuật Tiêu hóa và Phẫu thuật Chuyển hóa tại Bệnh viện Trung ương Trịnh Châu trực thuộc Đại học Trịnh Châu (Trung Quốc), cho biết, cô bé có vấn đề với tim, gan và thận - vốn đã nguy hiểm đến tính mạng. Chỉ số BMI của bé là gần 87, trong khi chỉ số BMI bình thường không quá 24. Cô bé cũng có rất nhiều biến chứng béo phì.

Chia sẻ với Jiupai News, mẹ của bé nói rằng những đứa trẻ khác trong nhà có cân nặng bình thường. Trong gia đình cũng có một số người lớn tuổi thừa cân nhưng không có ai béo phì như con gái cô. Nguyên nhân gây béo phì của con gái cô vẫn đang được kiểm tra.

Mẹ của cô gái cũng thẳng thắn thừa nhận rằng vì điều kiện kinh tế ở nhà khó khăn, cô đã không thể đưa con gái đến một bệnh viện lớn để điều trị dù trước đó cũng đã cho con đi khám nhiều lần.

Bé gái 12 tuổi nặng 200kg, tiết lộ về chế độ ăn của bé khiến nhiều người càng bất ngờ - Ảnh 3.

Ảnh minh họa

Phòng ngừa và điều trị béo phì ở trẻ em, 7 điều phải làm

Chen Yangqing, giám đốc Khoa Y học Gia đình tại Bệnh viện Đại học Y Đài Bắc, người từ lâu đã quan tâm đến vấn đề béo phì ở trẻ em, nói rằng trên thực tế, không chỉ tỷ lệ béo phì ở trẻ em tăng lên mà còn gặp ở người lớn, đây là một vấn đề toàn cầu. Một phân tích chuyên sâu nói lý do cho điều này là hầu hết con người trong cuộc sống hiện đại đều có lối sống "ngồi", ngày càng dành ít thời gian cho các hoạt động, cùng với sự gia tăng tiêu thụ đường và chất béo. Điều tương tự cũng đúng với trẻ em, dẫn đến tỷ lệ béo phì ở trẻ tăng liên tục.

Cơ quan Y tế Quốc gia Trung Quốc kêu gọi phòng ngừa và điều trị béo phì ở trẻ em bắt đầu bằng chế độ ăn uống lành mạnh, hoạt động thể chất, ngủ đủ giấc. Cha mẹ có ảnh hưởng lớn đến chế độ ăn uống và tập thể dục của con cái họ, vì vậy, cha mẹ cần giúp con thực hiện được 7 điều sau đây để đánh bại béo phì:

1. Nói không với đường, uống nước đun sôi là tốt nhất: Khuyến khích uống nước lọc để thay thế đồ uống có đường.

2. Bữa ăn ấm áp cho hạnh phúc của cả gia đình: Khuyến khích "ăn cùng con" và "chuẩn bị bữa ăn cho con". Việc này không chỉ chăm sóc sức khỏe cho cả gia đình mà còn thúc đẩy sự gắn kết giữa cha mẹ và con cái.

3. Ăn trái cây và rau quả tươi, ăn một chế độ ăn uống cân bằng: Khuyến khích thêm nhiều trái cây và rau quả tươi, sữa tươi, các loại hạt, gạo lứt... để phát triển một chế độ ăn uống cân bằng, tránh trẻ kén ăn.

Bé gái 12 tuổi nặng 200kg, tiết lộ về chế độ ăn của bé khiến nhiều người càng bất ngờ - Ảnh 4.

Ảnh minh họa

4. Từ chối đồ ăn nhẹ và tránh xa các loại thực phẩm nhiều calo: Tránh các thực phẩm nhiều dầu, nhiều muối, nhiều calo như khoai tây chiên, gà rán và thức ăn nhanh, dễ gây béo phì.

5. Tập thể dục nhiều hơn và giảm thời gian ít vận động: Giảm thời gian ít vận động của trẻ như sử dụng máy tính, điện thoại di động và xem TV, đồng thời nên tích lũy 60 phút hoạt động thể chất từ trung bình đến nặng mỗi ngày.

6. Huy động cả gia đình và đi ra ngoài trời: Cha mẹ nên có kế hoạch tham gia vào các hoạt động với cả gia đình, giúp con cái gần gũi với thiên nhiên, tăng hoạt động thể chất.

7. Nghỉ ngơi hợp lý và ngủ đủ giấc: Khuyến khích trẻ hình thành thói quen thường xuyên, tránh đi ngủ muộn và thức khuya, ngủ ít nhất 6-8 tiếng mỗi ngày.