Bác sĩ Trịnh Thừa Kiệt, giám đốc điều hành Trung tâm điều trị Hải Phù Đao, Bệnh viện Bác Nhân Đài Bắc, đồng thời ông cũng là giáo sư Khoa phụ sản của Đại học y Cao Hùng chia sẻ trên Ettoday. Cách đây 20 năm có trường hợp cô bé Tiểu Muội, 14 tuổi, được mẹ đưa đến phòng khám. Bởi gần khi đó, người mẹ phát hiện bụng Tiểu Muội phát triển nhanh chóng, khiến bà cảm giác rất kỳ lạ.
Cơ thể của Tiểu Muội cũng không béo, không hiểu tại sao chỉ trong 2- 3 tuần bụng lại phát triển to đến như vậy? Kết quả siêu âm, bác sĩ phát hiện có một khối u buồng trứng có kích thước khoảng 20cm trong bụng. "Tôi đã nghĩ đây là ung thư buồng trứng khả năng ác tính cao, sau khi làm sinh thiết, báo cáo đúng như dự đoán", bác sĩ Trịnh Thừa Kiệt nói.
Ung thư buồng trứng phổ biến nhất gọi là "ung thư biểu mô buồng trứng", chiếm 85%, chủ yếu ở phụ nữ lớn tuổi.
Theo bác sĩ Trịnh Thừa Kiệt, cô bé Tiểu Muội không may mắc phải "khối u tế bào mầm ác tính" hiếm gặp. Vào thời điểm đó các loại thuốc hóa trị liệu không phát triển. Khi đó bác sĩ cảnh báo người mẹ phải chuẩn bị tâm lý, bởi mắc bệnh này hầu như rất khó sống sót. Sau đó, chưa đến 1 năm, cô bé đã qua đời, dừng lại cuộc sống ở tuổi 15.
Bác sĩ Trịnh Thừa Kiệt cho biết, ung thư buồng trứng phổ biến nhất gọi là "ung thư biểu mô buồng trứng", chiếm 85%, chủ yếu ở phụ nữ lớn tuổi, nhưng còn một loại gọi là "ung thư tế bào mầm buồng trứng" đặc biệt thường tấn công người trẻ, ở độ tuổi từ 10 -20. Trẻ em trong độ tuổi từ học sinh tiểu học xuống đến bào thai nữ trong bụng mẹ đều có thể mắc khối u buồng trứng, nhưng đại bộ phận là lành tính.
Hiện nay, hầu hết các bệnh ung thư tế bào mầm buồng trứng, sau khi phẫu thuật đều có thể bảo tồn tử cung và 2 bên buồng trứng. Ngay cả khi dùng hóa trị liệu để bổ trợ, cũng có không ít người có thể hồi phục kinh nguyệt, thậm chí còn có thể sinh con bình thường.
Thường u tế bào mầm buồng trứng được phát hiện tình cờ qua siêu âm bụng - khi trẻ được khám một bệnh lý khác.
Khối u tế bào mầm sinh dục ở trẻ em – lành ít dữ nhiều
Theo dữ liệu của "Tổ chức Ung thư Trung Quốc", khối u tế bào mầm là khối u xảy ra bên ngoài tuyến sinh dục hoặc ở tuyến sinh dục, trường hợp của Tiểu Muội chính là khối u xảy ra ở tuyến sinh dục. U tế bào mầm sinh dục nằm ở buồng trứng trẻ gái và tinh hoàn trẻ trai nên không khó để phát hiện.
Chẳng hạn như u tế bào mầm buồng trứng, dấu hiệu nhận biết rất nổi trội: Trẻ có cảm giác nặng bụng, đau quặn ở dưới rốn, biếng ăn, mất ngủ, táo bón hoặc tiểu nhiều lần… Nhưng vì u tế bào mầm buồng trứng thường xuất hiện khi trẻ gái bước vào tuổi dậy thì (10-15 tuổi), gia đình thường nghĩ rằng đó là đau bụng kinh hoặc do rối loạn kinh nguyệt của tuổi dậy thì nên không đưa con đi khám.
Thường u tế bào mầm buồng trứng được phát hiện tình cờ qua siêu âm bụng - khi trẻ được khám một bệnh lý khác. Dù 75% là lành tính, nhưng nếu chẳng may rơi vào ác tính, thì sức tàn phá của u tế bào mầm rất lớn. Nếu phát hiện quá trễ, trẻ có thể bị cắt bỏ một hoặc hai buồng trứng và nguy cơ vô sinh là không tránh khỏi.
Với bé trai, u tế bào mầm sẽ dẫn đến ung thư tinh hoàn (95% các ung thư tinh hoàn xuất phát từ tế bào mầm).
Với bé trai, u tế bào mầm sẽ dẫn đến ung thư tinh hoàn (95% các ung thư tinh hoàn xuất phát từ tế bào mầm). Triệu chứng sớm là tinh hoàn sưng to, cứng, không đau. Nhưng khi người bệnh thấy đau lưng, bụng to với nhiều hạch ở bụng, có hạch cổ hoặc nữ hóa tuyến vú thì bệnh đã tiến xa.
Bác sĩ Trịnh Thừa Kiệt nhắc nhở các bậc cha mẹ chú ý nhiều hơn đến dạ dày của bé gái vị thành niên. Nếu tay chân không mập, chỉ có bụng to bất thường, nó có thể là mang thai hoặc có thể là một khối u khổng lồ ở tử cung hoặc buồng trứng của trẻ, do đó cha mẹ phải đưa trẻ đến bệnh viện khám kịp thời.
(Nguồn: Ettoday)