Nhưng hậu quả mà em phải gánh chịu cũng vô cùng đau đớn, đáng thương. “Tôi mong rằng mọi người hãy quyết liệt trong việc bảo vệ con mình bằng hành động đơn giản nhất chính là đừng vứt sạc điện thoại lung tung. Tôi định không nói ra vấn đề này vì chắc chắn sẽ nhận lại nhiều chỉ trích nhưng tôi vẫn quyết định vẫn đăng các hình ảnh bị phỏng điện của con gái mình do ngậm dây sạc điện thoại vẫn còn cắm ở ổ điện gây ra. May mắn cho con gái tôi là nó đã không mất mạng nhưng sự đau đớn, lở loét ngày càng lan ra ở vành miệng bởi vết phỏng điện khiến tôi day dứt hơn cả. Mọi người hãy cẩn trọng, đừng xem nhẹ những lời cảnh báo này, đừng để con cái phải chịu đau đớn bởi sự vô ý của mình.” - cô Courtney N David sống tại bang Kentucky, Hoa Kỳ, mẹ cô bé 19 tháng tuổi bị phỏng đã đăng lên trang cá nhân của mình như thế để cảnh tỉnh các bậc phụ huynh khác.
Vết phỏng điện khi vừa phát hiện (Ảnh: FBNV)
Theo như những bức ảnh được mẹ Courtney chia sẻ, vết bỏng điện ban đầu do bé ngậm sạc điện vẫn đang còn cắm trong ổ điện gây ra chỉ là một vết thương nhỏ ở khóe môi. Nhưng qua từng ngày nó càng lở loét và chảy nước vàng nhiều hơn cùng sự đau đớn tăng gấp bội phần. Dù không mất mạng, nhưng chắc chắc tai nạn lần này sẽ khiến cô Courtney ám ảnh đến cuối đời.
Vết phỏng bắt đầu lan ra vào buổi tối (Ảnh: FBNV)
Lời cảnh báo về việc gây phỏng và mất mạng nếu trẻ em vô tình ngậm sạc điện thoại đã được chia sẻ khá nhiều và từ rất lâu. Tuy nhiên, các bậc phụ huynh hình như chưa thực sự để tâm lắm vào mối nguy hại chết người từ vật dẫn điện nhỏ xíu này. Không những trên thế giới, mà tại Việt Nam cũng đã từng có trường hợp trẻ em thiệt mạng do sạc điện thoại gây ra.
Theo báo Công An đưa tin, vào tháng 10/2015 một bé trai 13 tuổi tên L.M.T trú tại Bình Tân (TP HCM) cũng bị thiệt mạng bởi nguyên nhân là “dây sạc điện thoại”. Cậu bé được phát hiện đã chết trong tình trạng bất tỉnh, tay cầm điện thoại của người chú đang cắm sạc. Nguyên nhân cái chết của bé T được cho là do sơ hở trong lúc cắm dây sạc điện thoại nên em T đã chạm vào ổ điện bị hở dẫn đến bị điện giật tử vong.
Tình trạng vết phỏng vào ngày thứ 4 (Ảnh: FBNV)
Tình trạng vết phỏng vào ngày thứ 6... (Ảnh: FBNV)
Tình trạng vết phỏng vào sáng ngày thứ 6 (Ảnh: FBNV)
Đó là trường hợp những em bé đã lớn, có ý thức rõ ràng về hành động của mình. Còn đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, mối nguy hiểm từ sạc điện thoại còn cao hơn. Vì trẻ thường có thói quen đưa các vật cầm được vào miệng, chính vì vậy sẽ rất nguy hiểm nếu cha mẹ có thói quen cắm sạc điện thoại lung tung, nếu chẳng may bé ngậm vào miệng sẽ có nguy cơ bị điện giật và có thể dẫn đến tử vong.
Đừng để xảy ra tai nạn rồi mới hối hận, hãy thay đổi cách sạc và dùng sạc để bảo vệ con bạn từ hôm nay
Các bậc phụ huynh thường vì sự tiện lợi của mình mà hay xem thường thói quen nguy hiểm khi dùng “sạc điện thoại” như vừa sạc vừa dùng điện thoại, vừa sạc vừa nghe điện thoại hay không rút dây sạc ra khỏi ổ điện khi đã sạc xong… nhưng chính tùy tiện của bố mẹ chính là “sát thủ” vô hình có thể gây hại đến tính mạng con.
Vì vậy, đề phòng tai nạn đáng tiếc xảy ra, các bậc phụ huynh hãy sạc điện thoại một cách có ý thức, luôn đặt sự an toàn của con lên hàng đầu. Khi sạc điện thoại, bố mẹ nên lưu ý những điều sau:
- Không để sạc còn cắm trong ổ điện khi đã sạc xong. Điện thoại sau khi sạc xong cần rút dây sạc ra khỏi ổ cắm. Quấn gọn dây lại và cất cẩn thận.
- Hạn chế tối đa việc vừa sạc, vừa dùng điện thoại.
- Luôn cắm sạc điện thoại ở nơi xa tầm với của con. Tốt nhất hãy cắm sạc trên bàn cao hoặc trên tủ để trẻ không thể nghịch được.
- Không tiếp xúc với điện thoại đang sạc khi tay ướt, không sử dụng ở môi trường có nguy cơ cháy nổ cao, đảm bảo đấu nối vào nguồn điện đúng quy cách…
- Sử dụng thiết bị chính hãng đã qua kiểm soát chặt chẽ về chất lượng, tuyệt đối không sử dụng các loại dây sạc không rõ nguồn gốc hoặc không tương thích với thiết bị của mình.
(Tổng hợp, FBNV)