Vào ngày 11 tháng 11, cô bé Tiểu Văn, 4 tuổi đã được cha mẹ cho về quê tại thị trấn Hưng Thịnh, thuộc quận Thông Giang, thành phố Ba Trung (Trung Quốc) để chơi với bà nội của mình. Khoảng 1 giờ chiều, bà nội tên Tiết Quần đang ở trong nhà làm cơm, Tiểu Văn chơi dưới mái hiên cùng một đứa trẻ khoảng 8, 9 tuổi. Bà Tiết Quần nói, khi đang nấu ăn, bà đột nhiên nghe thấy tiếng khóc của cháu gái thì vội đi ra xem, thấy mặt phía bên trái của Tiểu Văn có một vết thương nhỏ đang chảy máu.
Bà Tiết Quần nghe đứa trẻ chơi cùng Tiểu Văn nói, Tiểu Văn va phải cột nhà dưới mái hiên và ngã vào con đập chắn nước cao khoảng 40 cm. Sau đó bà Tiết Quần đưa cháu gái vào phòng và tìm một chiếc băng y tế, băng vết thương trên mặt của Tiểu Văn giúp ngừng chảy máu. Bà cho rằng sự việc không có gì lớn.
Không ngờ cú té ngã đã khiến bé bất tỉnh hơn 10 ngày nay.
Nhưng chưa đầy nửa giờ, Tiểu Văn bắt đầu bị nôn mửa, bà Tiết Quần nhanh chóng liên hệ với người hàng xóm có chiếc xe hơi, giúp bà đưa Tiểu Văn đến bệnh viện. Bởi vì nhà cách bệnh viện xa, đường lại đang sửa chữa, xe cộ đi lại rất khó khăn, người hàng xóm vẫn chưa thấy về tới nhà để đưa cháu gái đi bệnh viện giúp bà.
Sau khi chờ khoảng 2 tiếng, chiếc xe đến, lúc này bà Tiết Quần mới đưa được Tiểu Văn đến bệnh viện địa phương. "Trong xe, Tiểu Văn liên tục nôn ói, miệng không ngừng kêu "bà nội", mắt cô bé không thể mở được", bà Tiết nói. Bác sĩ trong bệnh viện nhìn thấy tình trạng nghiêm trọng của Tiểu Văn, lập tức gọi xe cấp cứu, lại đưa Tiểu Văn và bà nội đến Bệnh viện nhân dân huyện Thông Giang.
Tại bệnh viện Thông Giang, bác sĩ phát hiện, bên trong đại não của Tiểu Văn xuất hiện vấn đề. Thông qua lịch sử bệnh cho thấy, Tiểu Văn xuất hiện bại não cấp tính dẫn đến tim không ngừng đập, liệt nửa người, mất ngôn ngữ, động kinh và hôn mê dài, bệnh tình vô cùng nghiêm trọng.
Bác sĩ Giả ở Khoa cấp cứu của Bệnh viện nhân dân huyện Thông Giang cho biết, bởi vì nhà của Tiểu Văn tương đối xa, phải hơn 10 tiếng đồng hồ mới đến được bệnh viện, khi nhập viện tương đối muộn không được cứu chữa kịp thời, nên tình trạng bệnh càng nặng và gây nguy hiểm đến tính mạng. Các bác sĩ trong bệnh viện đã lập tức chụp CT cho Tiểu Văn, sau đó đưa cô bé đến phòng phẫu thuật. Bác sĩ Giả nói, sau phẫu thuật, Tiểu Văn xuất hiện nhồi máu não sau chấn thương thứ cấp.
Vào ngày 16 tháng 11, bệnh viện nhân dân huyện Thông Giang chẩn đoán Tiểu Văn bị "tổn thương não hạng nặng: tụ máu ngoài màng cứng ở phần trán bên trái, bại não cấp tính" và cần phải đưa vào khu chăm sóc đặc biệt để điều trị cấp cứu. Ngày 18/11, Tiểu Văn lại phải chuyển đến Bệnh viện Nhi thuộc Đại học Y khoa Trùng Khánh. Cùng ngày, bệnh viện đưa ra thông báo bệnh tình của Tiểu Văn ngày càng nguy hiểm, cô bé đã trong tình trạng hôn mê sâu. Đến hôm nay là 10 ngày kể từ khi xảy ra vụ việc, Tiểu Văn vẫn chưa tỉnh.
Trẻ bị nôn ói sau ngã là dấu hiệu không thể chủ quan (Ảnh minh họa).
Khi trẻ ngã nếu xuất hiện tình trang nôn mửa, cha mẹ cần đưa trẻ đến bệnh viện ngay
Bác sĩ Thạch Trường Thanh, Ủy viên phân hội mạch máu não của Hiệp hội thầy thuốc Âu Mỹ (Trung Quốc) cho biết, trẻ nhỏ vẫn còn chưa biết cách bảo vệ bản thân mình, đặc biệt là trẻ từ 1- 3 tuổi, không biết nói mình bị đau chỗ nào, vì vậy người lớn khi chăm sóc trẻ, nhất định phải chú ý. Trẻ sau khi ngã có xuất hiện hiện tượng, đau đầu, nôn ói, đuôi mắt có bị sưng hay không. "Thấy trẻ nôn mửa, đó là biểu hiện quan trọng của tăng áp nội sọ", bác sĩ Thạch nói.
Bác sĩ Thạch Trường Thanh nói thêm, trong trường hợp bình thường, đặc biệt là người già, vì cho rằng nôn mửa là do dạ dày của trẻ không tốt dẫn đến và nghĩ đó là vấn đề nhỏ, nhưng sau khi bị ngã trẻ xuất hiện tình trạng nôn mửa cần phải đến bệnh viện kịp thời và càng nhanh càng tốt. Ngoài ra bác sĩ cũng nhắc nhở, người lớn khi trông coi trẻ nhất định phải chú ý không được làm đầu trẻ bị tổn thương. Sau khi não bị tổn thương rất dễ dẫn đến tổn thương bên trong hộp sọ và gây gãy xương, nghiêm trọng sẽ gây nguy hiểm đến tính mạng.
Nguồn: Sina