Sau đó, bà mẹ này đã viết lên facebook để cảnh báo công chúng. Bài viết của cô nhận được nhiều sự quan tâm, chia sẻ của người dùng mạng xã hội.

ngo-doc-cay-trong-1

Chia sẻ của mẹ bé Nashwa

Theo chia sẻ thì do đang bận với đứa con nhỏ mà người mẹ này đã không để mắt đến cô con gái 4 tuổi của mình là Nashwa. Không lâu sau đó, Nashwa chạy đến bên mẹ và khóc nức nở, không nói được. Cô đã kiểm tra khắp người con nhưng không thấy có vết thương hoặc vết bầm tím nào. Ban đầu, con gái cô không muốn kể cho mẹ nghe chuyện gì xảy ra nhưng sau nhiều lần dỗ dành, Nashwa nói rằng cô bé đã cắn lá của một trong những cây xung quanh nhà.

Người mẹ lo lắng đã googled và phát hiện ra con gái đã cắn lá của cây vạn niên thanh (Dieffenbachia). Nhựa của loại cây này chứa các tinh thể canxi oxalate hình kim gọi là raphides (tinh thể kim). Khi dính vào miệng, nhựa cây vạn niên thanh có thể gây ra nhiều triệu chứng khó chịu bao gồm tê, kích ứng miệng, chảy nước dãi quá nhiều và sưng cục bộ.

ngo-doc-cay-trong-2

"Nashwa vẫn khóc nức nở và không thể ngậm miệng lại vì đôi môi của cô bé đang bị cơn co giật. Cô bé cũng đang chảy nước dãi không kiểm soát được nên tôi nhanh chóng đưa con đến phòng khám. Bác sĩ nói rằng thật may mắn khi bé không nuốt lá cây vì nó có thể khiến đường hô hấp của bé bị chặn, nguy hiểm tính mạng. Bác sĩ đã kê đơn một số loại thuốc và rất may mắn là con tôi đã hồi phục không lâu sau đó", mẹ của Nashwa cho biết.

Mẹ của bé Nashwa đã cảnh báo các bậc cha mẹ khác về loài cây trông rất đỗi bình thường này và nói rằng nếu nhà có trẻ nhỏ thì tốt nhất không nên trồng. Mặc dù loại cây này rất dễ chăm sóc nhưng mọi người nên cẩn thận với nhựa của nó và tốt nhất nên cảnh báo các thành viên trong gia đình cũng như biết cách xử lý tốt nhất nếu không may bị dính phải.

Mặc dù thuộc hàng cây cảnh được nhiều người lựa chọn để trồng nhưng nhựa cây Vạn Niên Thanh lại gây ngứa và nếu chẳng may dính vào mắt thì rất khó chịu, ăn phải thì bị tê môi, đỏ lưỡi, nói khó, ngứa họng…

Trẻ em nếu không may hái phải lá này hoặc ăn lá, ra hoa, hái quả sẽ bị ngộ độc.

Các chuyên gia khuyên, nếu không may dính nhựa cây có thể bị ngứa thì không nên gãi mà hơ nóng vùng da bị dính sẽ khỏi. Nếu dính nhựa vào miệng, mắt thì súc miệng, rửa mắt bằng nước ấm, rồi dùng máy sấy tóc hơ ấm ngứa sẽ đỡ hơn.

Theo WOB.