Hiểu Hiểu 5 tuổi rất thích ăn cá. Mỗi lần được cho ăn cá cô bé đều rất vui nhưng người mẹ trái lại rất lo lắng. Cô liên tục nhắc nhở con gái ngay tại bàn ăn: "Con hãy nhai kỹ, nhằn hết xương ra, đừng để mắc vào cổ họng".
Thật đáng tiếc khi người mẹ càng lo sợ điều gì đó thì càng dễ xảy ra. Một lần khi Hiểu Hiểu đang ăn cá, cô bé nói với mẹ: "Mẹ đừng lo". Kết quả là xương cá mắc vào cổ họng, bản thân Hiểu Hiểu cũng cảm nhận được sự bất thường. Cô bé bắt đầu căng thẳng và khó chịu, khuôn mặt bắt đầu đỏ bừng.
Người mẹ phát hiện sự việc tỏ ra vô cùng hốt hoảng. Cô liên tục vỗ mạnh vào đầu để buộc mình phải bình tĩnh lại. Người mẹ lập tức đi lấy nhíp, yêu cầu con gái há to miệng để cố gắng gắp xương cá ra ngoài. tuy nhiên, cách làm này đã thất bại. Thấy con gái khó chịu, người mẹ càng lo lắng hơn.
Người mẹ chợt nhớ từng đọc sách viết rằng, có thể cho trẻ ho nhẹ và cố khạc nhổ xương cá ra. Vì vậy, cô bảo Hiểu Hiểu cố gắng ho nhiều lần nhưng vẫn không có kết quả.
Người mẹ cảm thấy không ổn, liền nói với con gái: "Con ngậm viên vitamin C trong miệng, nếu là xương cá nhỏ thì có thể làm mềm xương". Sau đó, người mẹ vội vàng đưa Hiểu Hiểu đến bệnh viện.
Các bác sĩ nhanh chóng gắp được chiếc xương cá ra ngoài. Mẹ Hiểu Hiểu vui mừng cảm ơn bác sĩ nhưng bác sĩ nói: "Tất cả đều là nhờ những quyết định của mẹ. Chính mẹ đã cứu đứa trẻ", mẹ Xiaoxiao bất ngờ và mỉm cười.
Bác sĩ giải thích:
Thứ nhất, người mẹ đã không áp dụng những phương pháp chữa mẹo cổ hủ, ví dụ như cho con ăn một miếng cơm, miếng bánh hay bất kỳ thứ gì khác để hy vọng chiếc xương trôi xuống bụng.
Cách làm này có thể khiến xương cá sẽ bị chặt và khó lấy ra hơn. Thậm chí, không may xương cá cắt cổ họng, hậu quả còn khó lường hơn.
Thứ hai là người mẹ đã vận dụng kiến thức sách vở để sơ cứu đúng cách cho con gái ngay lập tức, không để xương cá vào sâu hơn và giảm mức độ nguy hiểm cho con gái.
Thứ 3 là người mẹ không xem thường việc hóc xương cá, đưa con đến bệnh viện nhanh nhất có thể, qua đó giúp tình trạng của bé không bị xấu đi và các bác sĩ có thể dễ dàng gắp xương cá ra ngoài.
Nên làm gì khi trẻ bị hóc xương cá
Cho trẻ ho nhẹ nhàng
Xương cá mắc kẹt trong họng, thường ở rìa amidan. Cha mẹ có thể kêu con ho nhẹ để xem lực rung có thể ho ra xương cá hay không. Đây là bước đầu tiên, thường xương cá nhỏ sẽ ho ra tại thời điểm đó dưới tác động của lực rung. Sau đó, ba mẹ nên đưa trẻ đi khám để kiểm tra xem con còn bị hóc xương hay không.
Ngậm vitamin C và nhanh chóng đến bệnh viện
Khi trẻ không may hóc xương cá, nếu có vitamin C ở nhà thì có thể cho vào miệng ngậm nhanh và đợi tan hết. Phương pháp này làm mềm các xương cá nhỏ.
Sau đó ba mẹ vẫn phải đưa con đi khám ngay, vì nếu xương cá nằm sâu, mắc vào cổ họng quá lâu sẽ là một điều siêu nguy hiểm.
Điều cần đặc biệt chú ý là ba mẹ dù có sốt ruột đến đâu cũng đừng sơ cứu con sai cách. Ví dụ, dùng tay móc cổ họng có thể làm di chuyển xương cá, điều này càng không thuận lợi cho các bác sĩ trong việc gắp xương ra.
Một ví dụ khác là ăn cơm, bánh mỳ,... Phương pháp này không đúng và rất nguy hiểm nhưng nhiều lại rất phổ biến. Ngay cả khi cách làm này có thể đẩy xương cá trôi khỏi họng, nhưng khi trôi dạ dày, nó có khả năng làm trầy xước nội tạng và tình hình còn trở nên nghiêm trọng hơn.
Theo Sina