Một bé gái 5 tuổi ở Thành Đô, Trung Quốc không may qua đời sau 6 tháng nhập viện do ung thư gan giai đoạn cuối. Không ai có thể nghĩ rằng làm thế nào mà một đứa trẻ nhỏ như vậy lại có thể mắc bệnh ung thư?
Theo tờ West China Metropolis Daily: Đoàn Bình, bác sĩ Trưởng khoa ung thư của Bệnh viện Nhân dân số 1 Thành Đô, cho biết cô bé này là bệnh nhân ung thư nhỏ tuổi nhất nhập viện, điều này đủ để chứng minh rằng sự khởi phát của bệnh ung thư đang có xu hướng trẻ hóa.
Mẹ bé gái cho biết, gia đình không có tiền sử mắc bệnh ung thư gan, cháu bé thường có sức khỏe tốt nhưng từ nhỏ cháu rất thích ăn mì gói và dăm bông, cũng thích uống cola, có thể ăn vặt thay cơm.
Bác sĩ Đoàn Bình nói: "Sau khi ở bệnh viện của chúng tôi nửa năm, thật đáng tiếc cuối cùng cô bé đã không qua khỏi. Nguyên nhân khiến cô gái nhỏ mắc bệnh ung thư gan phần lớn liên quan đến thói quen ăn uống không lành mạnh".
Bác sĩ cảnh báo 4 món ăn vặt dưới đây tăng nguy cơ thúc đẩy sự xuất hiện của bệnh ung thư
1. Đồ ăn nhiều đường
Một số người nói rằng đường "nuôi dưỡng" các tế bào ung thư. Mặc dù tuyên bố này chưa hoàn toàn chính xác, nhưng chế độ ăn nhiều đường thực sự có liên quan đến ung thư. Các nhà khoa học Thụy Điển đã thực hiện một cuộc khảo sát theo dõi trong 9 năm trên 80.000 người và phát hiện ra rằng việc hấp thụ quá nhiều đường trong đồ uống ngọt, mứt và các loại thực phẩm khác có thể làm tăng nguy cơ ung thư tuyến tụy.
Ăn đường sẽ khiến lượng insulin tiết ra nhiều, làm suy giảm chức năng của các tiểu đảo tụy, trở thành một trong những yếu tố tiềm ẩn gây nên bệnh ung thư tuyến tụy.
2. Thạch
Nhiều người nghĩ rằng thạch là một sản phẩm trái cây, giàu các loại vitamin, trẻ ăn nhiều sẽ tốt cho sức khỏe, điều này là hoàn toàn sai lầm. Thực tế, thạch không phải là một sản phẩm từ trái cây, ngoài gelatin kể trên, thành phần chính của nó là natri alginat, agar, hương liệu, chất màu…Trẻ nhỏ ăn nhiều sẽ ảnh hưởng đến chức năng giải độc của gan và thận, tăng nguy cơ bị ung thư.
3. Khoai tây chiên
Các chất phụ gia có thể chứa bao gồm natri glutamat, dinatri guanylate... Cả hai loại trên đều bị cấm sử dụng trong thực phẩm cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.
4. Kẹo trái cây
Các chất phụ gia bao gồm axit xitric, kali sorbat, natri benzoat... Trong số đó, natri benzoat sẽ phá hủy vitamin B1 và ảnh hưởng đến quá trình hấp thụ canxi của trẻ.
Những biểu hiện ban đầu của bệnh ung thư gan là gì?
1. Đầy bụng trên, buồn nôn và nôn.
2. Đau vùng gan, sút cân, mệt mỏi, vàng da, báng bụng, nôn trớ, hôn mê và các biểu hiện khác ở thời kỳ muộn.
3. Nhiều bệnh nhân ung thư gan sẽ có triệu chứng vã mồ hôi và sốt, hầu hết các trường hợp sốt là sốt nhẹ đến trung bình, một số ít có thể sốt cao (trên 39°C), nhìn chung không có cảm giác ớn lạnh.
Bác sĩ cảnh báo: Để phòng ngừa ung thư gan, chúng ta phải bắt đầu từ việc điều chỉnh chế độ sinh hoạt, ăn uống, từ bỏ các thói quen xấu.
1. Bỏ thuốc lá và rượu
Uống rượu bia quá độ dễ gây viêm gan do rượu, làm giảm chức năng miễn dịch của gan và chức năng miễn dịch của toàn cơ thể, làm tổn thương chức năng giải độc của gan.
Tóm lại: Không hút thuốc, ít uống rượu (tốt nhất là không), một chế độ ăn uống cân bằng và tập thể dục là không thể thiếu để phòng ngừa ung thư.
2. Bổ sung thực phẩm giàu axit alpha-linolenic
Axit alpha-linolenic là thành phần chính của màng tế bào, có lợi cho quá trình tái tạo tế bào gan, cải thiện đặc tính kháng virus của màng tế bào gan, bảo vệ tế bào gan khỏi tác hại của virus. Axit alpha-linolenic tham gia vào quá trình chuyển hóa chất béo và chuyển hóa đường trong cơ thể, giảm gánh nặng cho tế bào gan, đào thải chất độc hại, thúc đẩy sự hồi sinh của các chức năng tế bào gan.
Axit α-linolenic được tìm thấy trong cá hồi, dầu mè và dầu hạt mè. Trong số đó, dầu mè là loại dầu thực vật có nhiều axit α-linolenic nhất, có thể tiêu thụ khoảng 5ml mỗi ngày, nhất là đối với người gan kém, nên dùng lâu dài, có tác dụng tiêu mỡ gan .
3. Làm việc và nghỉ ngơi thường xuyên, giữ tâm trạng vui vẻ
Cố gắng có một tâm lý tốt để đối phó với căng thẳng trong cuộc sống, nghỉ ngơi đúng cách, đừng để cơ thể quá mệt mỏi, tập thể dục đầy đủ, là một cách hiệu quả để bảo vệ sức khỏe lá gan.
4. Khám sức khỏe định kỳ
Nếu trong gia đình có người bị ung thư gan hoặc các loại khối u khác, các thành viên khác trong gia đình cần đặc biệt lưu ý. Ngoài các biện pháp phòng chống ung thư đã nói ở trên (phòng ngừa viêm gan, tránh thực phẩm gây ung thư…), bạn cũng nên hình thành thói quen khám sức khỏe thường xuyên.
Định kỳ 6 tháng đến bệnh viện để siêu âm ổ bụng, xét nghiệm alpha-fetoprotein (AFP) huyết thanh. Khuyến cáo nam giới trên 40 tuổi hoặc nữ giới trên 50 tuổi, người uống rượu bia lâu năm, bệnh nhân mắc bệnh mãn tính nên đến bệnh viện khám sức khỏe định kỳ hàng năm.
Nguồn: Media